Thị trấn Mỹ được doanh nhân Việt mua lại: Chuyện giờ mới kể

Kinh tếThứ Hai, 19/10/2015 04:41:00 +07:00

Chuyện bây giờ mới kể về thị trấn Mỹ mua lại bởi doanh nhân Việt

(VTC News) - Chuyện bây giờ mới kể, không phải ngẫu nhiên mà doanh nhân Phạm Đình Nguyên đổi tên thị trấn Mỹ Buford thành PhinDeli Town Buford, cũng không phải vô tình mà cà phê Việt PhinDeli có slogan là "The Can-Do Coffee".

Chuyện bây giờ mới k

Vào tháng 4/2012, dư luận quốc tế đã một phen xôn xao khi xuất hiện một doanh nhân người Việt mua lại một thị trấn Mỹ có tên là Buford, sau đó đã đặt cho thị trấn này tên mới là PhinDeli Town Buford.


Vị doanh nhân Việt đó là ông Phạm Đình Nguyên, nay đã là Thị trưởng của một thị trấn ở Mỹ mà khi ấy ông đã bỏ ra tới 900.000 USD để mua lại.
Thị trấn PhinDeli Town Buford của ông Phạm Đình Nguyên
Thị trấn PhinDeli Town Buford của ông Phạm Đình Nguyên trong ngày ra mắt cà phê PhinDeli
Sau đó ông đã bắt đầu đem tới những thay đổi cho thị trấn mới của mình, trong đó có thương hiệu cà phê của Việt Nam PhinDeli, với những cửa hiệu bán lẻ cà phê Việt Nam đầu tiên có mặt tai Mỹ.

Về việc mua lại thị trấn Buford, ban đầu ông Nguyên còn chẳng có một ý tưởng gì trong đầu về việc sẽ làm gì với thị trấn này. Về sau ông mới quyết định làm cà phê.

Với đầu óc của một doanh nhân, ông đã đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli Coffee Town để tạo ra câu chuyện cho báo chí đưa tin.

Không ngờ kết quả đưa tin của truyền thông (tất nhiên là miễn phí) về thị trấn mới cũng như thương hiệu cà phê Việt PhinDeli đã vượt ngoài mong đợi, mà theo ông Nguyên nó còn đáng giá hơn cả số tiền 900.000 USD ông đã bỏ ra để mua lại thị trấn.

Ngoài ra, việc đổi tên Buford thành Thị trấn cà phê PhinDeli như vậy, theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, đó điều khá hợp logic. Thứ nhất, Buford là một thị trấn, PhinDeli lại là cà phê (nông nghiệp), vì vậy mà thị trấn (cà phê) PhinDeli nghe rất hợp nhau.

Còn về slogan của PhinDeli là "The Can-Do Coffee", theo ông Nguyên, slogan này được hiểu theo 2 nghĩa. Thứ nhất, cà phê mạnh là cà phê Việt, thứ hai là một khi bạn tỉnh táo (PhinDeli), bạn sẽ cảm thấy can-do (tôi làm được), đồng nghĩa với việc “Không gì là không thể”.

Hiện tại, câu chuyện người Việt mua thị trấn Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên vẫn được nhắc đến trên truyền thông, nhưng với "liều lượng" đã ít hơn trước. Trong vòng 2 năm sau khi giới thiệu PhinDeli, ngoài sử dụng công cụ truyền thông báo chí, ông Nguyên cũng đã bắt đầu thực hiện các chiến lược kinh doanh mới, trong đó có đầu tư về mảng bao bì, activation...

"Kinh doanh nào cũng đều khó khăn"

Dù vậy, cà phê PhinDeli vẫn chỉ được ví như một chú bé mới chào đời chưa được hơn 2 năm tuổi, và vẫn còn đang chập chững những bước đi đầu tiên. Đến nay, thương hiệu này đang tập trung vào thị trường cà phê ở nước nhà.
Cà phê PhinDeli ở Việt Nam
Cà phê PhinDeli ở Việt Nam 
So với những đối thủ lâu năm khác, phải kể đến như VinaCafe đã ra đời hơn 47 năm, PhinDeli dường như trở nên rất nhỏ bé về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen đó là về sự lan tỏa của thương hiệu, còn nghĩa bóng đó là về doanh số của hãng. Hay về ngân sách quảng cáo, tiếp thị thì PhinDeli chỉ mong được bằng 1/100 ngân sách của VinaCafe.

Tuy nhiên theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, kết quả của PhinDeli ở thị trường Việt Nam bước đầu cũng đã cho một số kết quả rất khích lệ. Ngoài ra PhinDeli vẫn luôn ôm ấp khát vọng "Cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc", dù đến nay kế hoạch giới thiệu PhinDeli trên đất Mỹ mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu.

Ông Phạm Đình Nguyên còn thẳng thắn nói rằng: "Tôi chẳng cảm thấy ngượng gì khi nói điều này. “Khi số phận trao cho bạn quân bài xấu, bạn phải là người chơi giỏi!”

Hiện nay, PhinDeli đã chuyển sang mô hình "take-away". Theo ông Nguyên, với chiến lược này, PhinDeli đang dẫn đầu trên thị trường cà phê take-away, và tiềm năng ở phân khúc mới này là rất lớn. Thực tế, với hơn 350 điểm bán cà phê take-away, mỗi tháng PhinDeli có thể bán ra hơn 1 triệu ly.


Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là hiện nay PhinDeli hoạt động vẫn chưa hiệu quả và đang thu về doanh số "âm". Tuy nhiên, Thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho rằng, việc xây dựng một thương hiệu, phát triển một công ty không phải là một hành trình trong ngày một ngày hai.

Như năm 1993, Kinh Đô tham gia thị trường bánh kẹo với số vốn 250.000 USD, còn Neslte tham gia thị trường với số vốn là 25 triệu USD, tức gấp hơn 60 lần vốn Kinh Đô.

Tuy nhiên sau 10 năm thì Nestlé vẫn lỗ và tiếp tục đầu tư thêm gần 50 triệu USD, trong khi Kinh Đô thì đã có thu về lợi nhuận khá tốt.

Với ông Nguyên, việc kinh doanh nào cũng đều khó khăn, sự khởi nghiệp nào cũng đầy mạo hiểm, nhưng thành công sẽ là tưởng thưởng lớn.

"Thị trường lúc nào cũng có cơ hội bỏ ngỏ, quan trọng là mình tìm ra được một ý tưởng và có dám đeo đuổi nó hay không", ông Nguyên chia sẻ. "PhinDeli cho đến giờ chưa có thể nói là nó thành công hay không. Nhưng tôi thấy nó có điểm sáng cụ thể là qua việc phát triển phân khúc mới (rất lớn) đó là take-away, làm tiền đề để đẩy mạnh cà phê rang xay và hòa tan uống ở nhà."

Doanh nhân người Việt mua thị trấn Mỹ Phạm Đình Nguyên còn không ngần ngại phát biểu rằng: “Tôi đã nhìn thấy hoa vàng trên thảm cỏ xanh”.

Huyền Trân
Bình luận
vtcnews.vn