Thời tiết toàn cầu sẽ thế nào vào cuối thế kỷ 21?

Thế giớiThứ Ba, 01/08/2017 11:05:00 +07:00

Với phương pháp khác nhau, hai nghiên cứu độc lập được công bố trên tạp chí Nature Climate Change cùng cho thấy kết quả tương tự về sự nóng lên tiêu cực của Trái Đất.

Một nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ Trái Đất sẽ nóng lên 2 độ chiếm đến 95%, và chỉ có 1% cơ hội nhiệt độ Trái Đất tăng dưới 1,5 độ.

“Khoảng tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ là 2-4,9°C và dự báo trung bình là tăng 3,2°C”, ông Adrian Raftery, tác giả nghiên cứu đầu tiên cho biết. “Mô hình của chúng tôi dựa trên các dữ liệu cho thấy ảnh hưởng của các chính sách xả khí thải. Để đạt được mục tiêu chỉ khiến Trái đất ấm lên dưới 1,5 độ C, cần giảm cường độ khí carbon thải ra rất nhiều so với quá khứ".

tang-bang-lon-tach-khoi-nam-cuc-2

Tháng 10/2016 là tháng nóng thứ 3 trong lịch sử.

Nghiên cứu thứ hai phân tích quá trình phát sinh khí nhà kính và đốt nhiên liệu hóa thạch để cho thấy dù con người có ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngay bây giờ thì Trái Đất vẫn sẽ nóng lên khoảng 2°C vào năm 2100. Nghiên cứu này cũng kết luận, nếu việc phát thải diễn ra thêm 15 năm nữa, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng đến 3°C.

Nếu nhiệt độ tăng vượt qua ngưỡng 2°C thì chúng ta sẽ cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi đối với cuộc sống trên toàn cầu. Nước biển dâng, động vật tuyệt chủng hàng loạt, hạn hán cực đoan, cháy rừng tăng, bão lớn xảy ra, các vụ mùa và chất lượng nước sạch giảm đi, cũng như băng tan ở các cực là điều được dự đoán.

Sự thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng toàn diện đến chất lượng không khí, thực phẩm, nước,… từ đó dẫn đến những nguy cơ với sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 12,6 triệu người trên toàn cầu đang chết vì ô nhiễm, khí hậu khắc nghiệt và các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu vào 2030-2050 dự tính sẽ khiến thêm 250.000 người chết.

Phương Anh (Nguồn: CNN)
Bình luận
vtcnews.vn