Siêu tăng 'quái vật' 1.000 tấn chết yểu của Hitler

Thế giớiChủ Nhật, 29/01/2017 06:53:00 +07:00

Adolf Hitler từng nuôi mộng tạo ra siêu vũ khí khổng lồ nặng tới 1.000 tấn nhằm phục vụ tham vọng đè bẹp quân Đồng minh và giành chiến thắng trong Thế chiến 2.

Ý tưởng này ra đời vào giai đoạn cao điểm của chiến tranh, khi Đức quốc xã đã chiếm được hầu hết khu vực Bắc Âu và Anh. Hitler khi đó bị ám ảnh với ý tưởng tạo ra chiếc xe tăng nặng tới 1.000 tấn, dài 35m được gọi Landkreuzer P. 1000 Ratte.

Video: Bản phác thảo mô phỏng về Landkreuzer P. 1000 Ratte

Những phác thảo ban đầu về siêu tăng nghìn tấn được đề xuất bởi giám đốc công ty vũ khí Đức khi đó là Krupp Edward Grotte, sĩ quan chuyên về tàu ngầm sau khi ông này nghiên cứu các loại tăng được Liên Xô sử dụng.

Với kíp lái được dự tính có thể lên tới 40 người cùng với dàn vũ khí khủng, 'quái vật' này khi đó được kỳ vọng sẽ giúp lãnh đạo Đức Quốc xã tiến gần hơn tới âm mưu thống trị trong Thế chiến 2.

Theo bản thiết kế được Krupp trình lên Hitler vào ngày 23/6/1942, Ratte được bọc trong lớp giáp dày từ 150-360 mm. Điều này sẽ giúp nó trở nên trơ lỳ trước các đòn tấn công từ bất cứ loại vũ khí của quân Đồng minh.

Ratte được đánh giá là rất mạnh nếu đưa ra chiến trường và chỉ có các loại chiến hạm có pháo cỡ nòng cùng với nó mới có thể xuyên thủng lớp giáp.

Nazi-Weapon-Adolf-Hitler-Ratte-Panzer-1000-743999

 Tuy nhiên quái vật nghìn tấn này đã phải chết non ngay trên bản nháp

Tuy nhiên với trọng lượng khủng như vậy,  P. 1000 phải sử dụng tới 3 bánh xích mỗi bên với chiều rộng 1,2 m với tổng chiều dài lên tới 7,2 m mỗi bánh xích thay vì mỗi bán xích một bên như các loại xe tăng thông thường.

Nhưng Hitler tỏ ra rất thích thú với kế hoạch này và yêu cầu các nhà khoa học nó thành hiện thực.

Sau khi xem qua bản thiết kế của Grote, Hitler thích thú với Landkreuzer P. 1000 Ratte và ra lệnh sản xuất vào năm 1942. Vào ngày 29/12/1942, một vài bản vẽ kĩ thuật đã được hoàn thành.

Nhưng cuối cùng, 'dự án con cưng' của Hitler đã chết yểu sau khi Albert Speer, Bộ trưởng Quốc phòng nhận ra tính phi thực tiễn của dự án và quyết định hủy bỏ nó trước khi Landkreuzer thành hình.

Nazi-Weapon-Adolf-Hitler-Ratte-Panzer-1000-744009

 Hitler từng tỏ ra rất thích thú về ý tưởng này.

Ông Speer chỉ ra rằng, với khối lượng gấp năm lần khối lượng của Panzer VIII Maus (loại tăng nặng nhất từng được sản xuất), hơn 18 lần khối lượng của Tiger-I, hơn 14 lần khối lượng của Tiger-II, 22.32 lần khối lượng của Panther, khó có một con đường hay cây cầu nào có thể chịu được sức nặng khủng khiếp như vậy.

Trong khi đó, các loại phòng không được trang bị trên Landkreuzer sẽ khó có thể giúp nó trụ vững trước hỏa lực pháo binh và các đòn không kích.

Mặc dù được coi là thất bại thảm hại của Đức Quốc xã nhưng Landkreuzer vẫn nhận được đánh giá khá cao nếu có cơ hội được đem đi thực chiến.

"Landkreuzer có thể sẽ rất chậm chạp và kém cỏi trên chiến trường, nhưng khi nhìn thấy nó lờ mờ ló dạng sau mà sương mù, lực lượng mặt đất của đối phương chắc chắn sẽ bị phân tán ít nhiều", nhà sử học nổi tiếng Gary Zimmer nhận xét về Landkreuzer trong cuốn 'Paper Panzer and Wonder Weapons of the Third Reich'.

Song Hy (Nguồn: Daily Star, Wikipedia)
Bình luận
vtcnews.vn