'Quan Tây' duy nhất của ông Kim Jong-un tiết lộ viễn cảnh Triều Tiên 25 năm tới

Thế giớiThứ Sáu, 02/09/2016 15:52:00 +07:00

Alejandro Cao de Benos, người phương Tây duy nhất trong Chính phủ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un chia sẻ quan điểm của mình trước vấn đề tương lai của Triều Tiên sau 25 năm nữa.

Mặc dù sinh ra ở đất nước Tây Ban Nha xa xôi, nhưng Alejandro đã dành tới 20 năm trong cuộc đời mình nỗ lực cải thiện hình ảnh của Triều tiên trong mắt bạn bè quốc tế. 

Khi được hỏi làm thế nào và từ bao giờ ông quyết định sống và gắn bó cuộc đời mình với quốc gia cô lập và gần như đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài này, Alejandro nói rằng với ông Bình Nhưỡng là nơi luôn ông lớn, dù Tây Ban Nha mới là nơi ông được sinh ra.

s

 Cao de Benos (thứ 2 từ trái qua, hàng trên) bắt đầu quan tâm tới Triều Tiên từ năm 16 tuổi, đó cũng là thời điểm Bình Nhưỡng đang bị tê liệt bởi nạn đói.

“Đi sâu tìm hiểu về một số gia đình Triều Tiên sống ở Madrid, tôi nhận ra rằng tôi muốn sống ở đất nước họ và đóng góp công sức của mình cho cuộc cách mạng của họ”, Alejandro chia sẻ.

Khi được hỏi về diện mạo của Triều Tiên trong 25 năm tới và liệu Bình Nhưỡng và Seoul có thể hàn gắn quan hệ và trở thành một thể thống nhất như trước hay không, Alejandro cho rằng: “Trong 1 phần tư thế kỷ tới, Triều Tiên có thể trở thành một quốc gia phát triển, đồng thời hệ thống xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế tự cấp tự túc của nước này vẫn sẽ được duy trì".

Video: Con trai lính Mỹ đào tẩu tiết lộ cuộc sống ở Triều Tiên 

“Hai miền Nam Bắc sẽ thống nhất, đó là điều tôi có thể chắc chắn. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực biến điều này thành hiện thực, nhưng điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Hàn Quốc có thể có thể bầu ra một vị tổng thống không thân Mỹ hay không”, ông này nhấn mạnh.

Nói về lý do tại sao Bình Nhưỡng vẫn quyết định phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình mặc cho sức ép rất lớn từ cộng đồng quốc tế, Alejandro giải thích rằng đây là cách để Triều Tiên bảo vệ sự tồn vong của đất nước.

“Nếu không có nó, Triều Tiên có thể sẽ trở thành một Iraq, Libya hay Syria thứ hai, những quốc gia đã mất đi nguồn tài nguyên và tương lai của họ”, Alejandro cho hay.

Alejandro hiện đang là đại biểu danh dự của Ủy ban Quan hệ Văn hóa quốc tế, trực thuộc đảng Lao động Triều Tiên.

Người đàn ông đến từ Tây Ban Nha này cũng từng có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với cố chủ tịch Kim jong-il và nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện tại Kim Jong-un.

Năm 2000, Alejandro thành lập Hiệp hội Bạn hữu Triều Tiên. Hiện tổ chức này có các đại diện chính thức đến từ 28 nước như như Tây Ban Nha, Mỹ, Na Uy, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nga..

Song Hy (Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn