Căng thẳng Triều Tiên, Mỹ diễn kịch như Gia Cát Lượng?

Thế giớiThứ Năm, 27/05/2010 11:22:00 +07:00

(VTC News) - Xem lại tích xưa, thấy rằng trong tình hình ở bán đảo Triều Tiên, cũng đang có một "Gia Cát Lượng" với những đòn thế có thể xoay chuyển...

(VTC News) - Người ta có thể cho rằng Mỹ không đạt được mục tiêu thuyết phục Trung Quốc về một biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng chí ít giải quyết êm thấm vụ căn cứ quân sự Okinawa trong bối cảnh này cũng đã là một thành công.

Sự kiện tàu tuần tra Cheonan của hải quân Hàn Quốc bị đánh đắm trên biển Hoàng Hải theo cáo buộc của Seoul nhận được sự “nhất trí cao” của Mỹ, Nhật đã đẩy tình hình bán đảo Triều Tiên rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ khiến nhiều người có cảm giác sắp xảy ra chiến tranh đến nơi.

Hoạt động tập trận của quân đội Nam Hàn sát biên giới hai miền trong ngày 25/5, bắc loa công khai tiến hành tâm lý chiến chống Bình Nhưỡng và đặc biệt là phản ứng sẵn sàng chiến tranh, tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Hàn Quốc của Triều Tiên càng củng cố thêm nhận định ấy.

Binh sỹ Nam - Bắc Triều Tiên tại một trạm gác trên khu vực biên giới. 

Tuy nhiên, nhìn lại và chắp nối toàn bộ tiến trình sự kiện tính tới thời điểm sáng 25/5/2010 có thể nhận thấy rằng đằng sau những căng thẳng sắp tới mức cao trào ấy lại có những thay đổi đáng ngờ.

Sinh thời, Gia Cát Lượng nổi tiếng là nhà quân sự đa mưu, xuất quỷ nhập thần nhiều lần “qua mặt” được những danh tướng đương thời như Chu Du, Tư Mã Ý. Không những hiểu tâm lý đối phương đến độ tuyệt vời như tập “Kế không thành”, tường tận thiên văn địa lý như trong đại chiến Xích Bích, mà Khổng Minh còn có tài “diễn kịch” rất giỏi.

Không phải ai khác, Khổng Minh chính là người khích Chu Du khiến Du phải hộc máu mà chết, Gia Cát Lượng vẫn đàng hoàng qua Đông Ngô viếng tang. Sau chuyến đi ấy, quân tướng nhà Đông Ngô lại thêm nể phục Khổng Minh tình nghĩa, thậm chí Lỗ Tử Kính còn trách Chu Du hẹp hòi chuốc vạ.

Xem lại tích xưa, thấy rằng trong tình hình ở bán đảo Triều Tiên, cũng đang có một "Gia Cát Lượng" với những “mưu mô, đòn thế” có thể xoay chuyển hoàn toàn cục diện tình hình.

Bộ đôi Nhật - Mỹ “ngư ông đắc lợi”

Không mấy người nghĩ rằng lại có bên nào “đắc lợi” trong vụ việc căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng tuyên bố của người đứng đầu Nội các Nhật Bản, Thủ tướng Yukio Hatoyama tiếp sau lời xin lỗi vì thất hứa với người dân đảo Okinawa hôm 23/5 đã phủ định hoàn toàn quan điểm ấy.

Căn cứ quận sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản cuối cùng cũng đã được "cứu sống" đúng thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng. 

Ông Yukio giải thích, việc để lực lượng quân sự Mỹ tiếp tục đồn trú trên đảo Okinawa là cần thiết bởi trong bối cảnh hiện nay cục diện bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, Bình Nhưỡng rất có thể “làm liều” và đe dọa trực tiếp đến an ninh Đông Á. Lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản nói riêng, Đông Á nói chung sẽ góp phần quan trọng trong sứ mệnh duy trì cục diện hòa bình, đảm bảo an ninh cho khu vực.

Giới truyền thông Tokyo “ngã ngửa” ra rằng, Nội các Yukio năm lần bảy lượt trì hoãn việc công bố phương án giải quyết căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa trong gần một tháng trời chỉ để đợi cái thời điểm ấy, thời điểm ngày 20/5 Seoul công bố kết quả điều tra sự cố tàu Cheonan và cáo buộc đích danh thủ phạm là Bắc Triều Tiên mà bộ ba Mỹ - Nhật – Hàn gọi là hành động khiêu chiến với bằng chứng không thể chối cãi.

Chỉ hai hôm sau, tức ngày 22/5, chính phủ Nhật Bản “ung dung” tuyên bố: Không rút căn cứ không quân Mỹ khỏi đảo Okinawa mà sẽ chuyển ra ngoại ô thành phố Nagoshi vẫn nằm trên địa bàn

Okinawa
.

Lời xin lỗi “chân thành” của ông Yukio không làm người dân
Okinawa
nguôi giận, nhưng chí ít ông cũng đưa ra lời giải thích rõ ràng và “nghe có vẻ thuyết phục” về quyết định của mình. Báo chí Nhật Bản cho rằng, công đầu trong việc duy trì lực lượng quân sự Mỹ trên đảo Okinawa thuộc về 
Seoul
chứ không phải ai khác.

Sự thay đổi thái độ của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton

Gần hai tháng trời tiến hành điều tra, cuối cùng người Mỹ và Hàn Quốc cũng đưa ra được kết luận cuối cùng, Bắc Triều Tiên đích thị là thủ phạm. Thái độ phản ứng của Nhà Trắng ra sao khi kết quả đã rõ mười mươi như vậy?

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ gương mặt “tối sầm” và thái độ giận giữ của bà Hilary khi bà đưa ra những cáo buộc thẳng thừng, lời lẽ gay gắt đối với Bình Nhưỡng trong buổi họp báo chớp nhoáng 15 phút đồng hồ ở Tokyo hôm 23/5.

Ngày 23/5, tại thủ đô Tokyo Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra những lời lẽ gay gắt cáo buộc trách nhiệm của Bình Nhưỡng. 

Ngoại trưởng Mỹ nói thẳng, không thể tiếp tục “nói chuyện” với Bình Nhưỡng theo cách cũ, tức là lần này Nhà Trắng sẽ quyết liệt, đã làm là làm đến nơi đến chốn.

Bồi thêm cho những tuyên bố hùng hồn ấy, Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết Mỹ cân nhắc khả năng cuối tuần này sẽ điều động thêm 12 chiếc F – 22 đến tăng cường cho khu vực Đông Á và sẽ đưa ra giải pháp cụ thể đối với Bắc Triều Tiên.

Trước thời điểm 20/5, nhiều quan chức ngoại giao, quân sự Seoul đi lại Washington như con thoi với những thông tin úp úp mở mở càng khiến dư luận hồi hộp, căng thẳng và có cảm tưởng, “quả bom” trên bán đảo Triều Tiên sắp nổ.

Hai ngày cuối tuần trôi đi trong sự phấp phỏng, đoán già đoán non của cánh báo chí và những người quan tâm tới vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Đáp máy bay xuống Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ dẫn theo một đoàn quan chức cao cấp  nhất trong lịch sử quan hệ song phương với khoảng 200 vị thuộc đủ các thành phần, cơ cấu nội các, kinh tế, ngoại giao, quân sự để tham dự Đối thoại chiến lược, kinh tế Mỹ - Trung lần 2.

Và tuyên bố chung coi hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên là “trách nhiệm chung” của Mỹ và Trung Quốc khi công du Bắc Kinh sau khi vấn đề căn cứ ở Nhật Bản đã được giải quyết ổn thoả. 

Đương nhiên, dù bà Hilary không nói thì nhiều người vẫn cho rằng nội dung quan trọng hàng đầu của đối thoại lần này chính là vấn đề Bắc Triều Tiên. Người ta chờ đợi một sự phản ứng chính thức của Trung Quốc.

Lần này, khi đề cập đến vấn đề Bắc Triều Tiên, giới truyền thông ghi nhận gương mặt Ngoại trưởng Mỹ tươi tỉnh hẳn ra, như vừa trút được một gánh nặng, khác hẳn những gì mà bà thể hiện ở Tokyo trước đó chỉ 2 ngày.

Sau khi trao đổi với giới lãnh đạo Trung Quốc, hai bên ra tuyên bố chung coi hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên là “trách nhiệm chung” của hai nước. Hilary nhấn mạnh, hai bên cần tiếp tục hợp tác để giữ gìn sự hòa bình, ổn định đó. 

Kết luận cuối cùng, Mỹ, Trung Quốc kêu gọi hai miền Triều Tiên cần kiềm chế không để căng thẳng bùng phát thành xung đột.

Người ta có thể cho rằng Mỹ chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ vừa rồi chí ít cũng giải quyết êm thấm vụ căn cứ quân sự

Okinawa
trong bối cảnh này cũng đã là một thành công. 

Là dân tộc có óc thực dụng, chắc hẳn người Mỹ không đặt ra những mục tiêu mà họ cho rằng không thể thực hiện.

Vậy mục tiêu chính yếu nhất trong chuyến công du  về một giải pháp cho Bắc Triều Tiên này là gì có lẽ đã có thể trả lời được. Xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên khó có khả năng xảy ra trong bối cảnh hiện nay ngoại trừ trong trường hợp Bắc Triều Tiên hoặc Hàn Quốc có những “hành động mạnh tay” gây tổn hại cho nhau.

Hồng Vũ

Bình luận
vtcnews.vn