Thay Thủ tướng như... thay áo, nước Nhật được gì?

Thế giớiThứ Ba, 23/08/2011 04:02:00 +07:00

(VTC News) - "Cuối tháng 8 này chiếc ghế dành cho người đứng đầu chính phủ Nhật lại một lần nữa đổi chủ" - tờ Sankei Shinbun bình luận.

(VTC News) - "Cuối tháng 8 này, chiếc ghế dành cho người đứng đầu chính phủ Nhật lại một lần nữa đổi chủ" - tờ Sankei Shinbun bình luận.

Tính từ thời cố Thủ tướng Takeshita Noboru (1983-1986) cho tới thời Thủ tướng Koizumi (2001-2006) người làm ít nhất cũng được 2 năm. Tuy nhiên với quan điểm "quân thua chém tướng", kể từ thời Thủ tướng Shinzo Abe năm 2006 đến nay, đã 5 vị đứng đầu chính phủ lần lượt rời ghế của mình chỉ sau 1 năm nhậm chức.

Nhìn rộng ra một chút, nếu tính cả vị thủ tướng sắp tới, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, chiếc ghế đứng đầu nhà nước Nhật đã qua tay tới 15 người. Nếu đem so sánh với các cường quốc khác như Mỹ (4), Anh (4), Nga (3), Pháp (3), Đức (3), Trung Quốc (2) thì đó quả là điều hơi đặc biệt, nếu không nói là... bất thường.
 

Thủ tướng Naoto Kan (bên trái) và ông Banri Kaieda - một trong 5 ứng cử viên có thể thay thế thủ tướng Naoto Kan. 

Tháng 8/2009, lần đầu tiên đảng Dân chủ giành chiến thắng áp đảo tại Hạ viện, kết thúc sự thống trị của đảng Dân chủ Tự do LDP trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, lời cam kết của đảng Dân chủ về gói tài chính 16.8 tỷ yên trong vòng 4 năm đã không thể thực thi, triển vọng về việc bãi bỏ thuế xăng dầu cùng một loạt các chính sách khác cũng không thành hiện thực.

Kỳ vọng của các nhà cầm quyền về một ban chỉ đạo chiến lược quốc gia thống nhất cũng không được thực thi, thay vào đó, người ta nói đến những "anh hùng đứt gánh".

"Nếu thấy khó khăn không làm được thì nghỉ thôi" - cựu chủ tịch đảng Dân chủ Ichiro Ozawa phát biểu trong một cuộc gặp gỡ báo chí hôm 10/8. Theo ông Ozawa: "Dù có cố đến mấy thì cũng không thể thực hiện được những lời hứa với dân chúng, vả lại ngay từ đầu những chính sách đó đã là bất khả thi rồi... Đối với những người như vậy, nghỉ là đáng!"

Thảm họa Fukushima - đòn giáng mạnh vào nhiệm kỳ cầm quyền của Thủ tướng Naoto Kan

Tuy nhiên, việc ép buộc thủ tướng từ chức cũng không hề đơn giản. Nó giống như là bắt đảng cầm quyền từ bỏ những đặc quyền chính trị của mình vậy. Việc Thủ tướng Naoto Kan rời khỏi chính trường và để thay vào đó một thủ tướng mới, bản thân đảng Dân chủ cũng gặp không ít rắc rối ngay trong nội bộ của mình. Thế nên, khả năng thất bại trong cuộc tổng tuyển cử, giải tán Hạ viện là điều hoàn toàn có thể diễn ra; kéo theo việc dự toán ngân sách cho năm tài khóa 2012 sẽ rất khó được thông qua. Do đó, cuộc chiến về dự toán ngân sách giữa các đảng được dự báo sẽ vô cùng khốc liệt.

Không loại trừ khả năng thủ tướng mới lên lại ra đi và mùa thu tới sẽ bắt đầu một cuộc chiến quyền lực mới giữa hai đại diện của đảng Dân chủ và đảng Dân chủ Tự do LDP. Một khả năng không thể nói là thấp.

Ổn định chính quyền là điều cần thiết, tuy nhiên bên cạnh đó, một chế độ có thể thay đổi linh hoạt phải đi vào thực chất hơn là chỉ dừng ở kế hoạch. Một nhà báo Nhật kì cựu phân tích, hệ thống bầu cử, mối qua hệ giữa hai viện của Quốc hội, cách thức chọn người đại diện của các đảng cũng nên thay đổi; tránh những cảnh dở dang "giữa đường đứt gánh" như các vị Thủ tướng hiện nay.

Cuộc nội chiến cuối cùng của nước Nhật - nội chiến Satsuma trước thời Minh Trị đã phải trải qua giai đoạn quá độ hơn 9 năm với đi vào ổn định. Đó là câu chuyện cách đây 150 năm. Còn với thế giới phát triển vũ bão như hiện nay, lại thêm đất nước vừa trải qua kiếp nạn sóng thần khủng khiếp, thì tốt nhất thời kì quá độ nên ngắn lại là hơn.

Hữu Bằng
(từ Nhật Bản)

Bình luận
vtcnews.vn