Tác dụng chữa bệnh của cây cảnh quanh nhà

Sức khỏeThứ Tư, 05/11/2014 10:42:00 +07:00

(VTC News) - Cây cảnh được trồng ngoài công dụng tạo cảnh quan và thanh lọc không khí, nhiều loại cây còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. (HT tổng hợp)

1. Cỏ xạ hương là loại thảo dược phổ biến có các đặc tính chống virus mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn tránh bệnh cúm hoặc cảm lạnh, giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Cỏ xạ hương cũng là phương thuốc tự nhiên chữa ho hoặc đau bụng.

1. Cỏ xạ hương là loại thảo dược phổ biến có các đặc tính chống virus mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn tránh bệnh cúm hoặc cảm lạnh, giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Cỏ xạ hương cũng là phương thuốc tự nhiên chữa ho hoặc đau bụng.

2. Theo Đông y, cây sống đời (cây bỏng, cây lá bông) có vị nhạt, hơi chua, có tính mát. Lá cây sống đời có tác dụng chữa nhiều loại bệnh thường gặp như bỏng (giã nát lá đắp lên vết thương hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày), vết thương bầm tím (giã lá cùng rượu, đường để uống), viêm họng, chảy máu cam, mất ngủ, kiết lỵ, say rượu.

2. Theo Đông y, cây sống đời (cây bỏng, cây lá bông) có vị nhạt, hơi chua, có tính mát. Lá cây sống đời có tác dụng chữa nhiều loại bệnh thường gặp như bỏng (giã nát lá đắp lên vết thương hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày), vết thương bầm tím (giã lá cùng rượu, đường để uống), viêm họng, chảy máu cam, mất ngủ, kiết lỵ, say rượu.

3. Nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên để trị mụn nhọt sưng đỏ. Ngoài ra, lô hội còn được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dầy, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, đái tháo đường.

3. Nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên để trị mụn nhọt sưng đỏ. Ngoài ra, lô hội còn được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dầy, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, đái tháo đường.

4. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt...

4. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt...

5. Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Không dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say.

5. Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Không dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say.

6. Từ thời cổ đại, người ta thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho bệnh nhân ung thư phổi, thận... Trong hoa hồng có chứa kali cải thiện hoạt động của tuyến nội tiết. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim. Hoa hồng còn được dùng để chữa ho cho trẻ, trị lở loét miệng, chữa viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm lợi.

6. Từ thời cổ đại, người ta thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho bệnh nhân ung thư phổi, thận... Trong hoa hồng có chứa kali cải thiện hoạt động của tuyến nội tiết. Tinh dầu hoa hồng làm dịu cơ tim. Hoa hồng còn được dùng để chữa ho cho trẻ, trị lở loét miệng, chữa viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm lợi.

7. Bên cạnh việc trồng làm cảnh, mong muốn đem lại may mắn trong phong thủy, ít ai biết rằng lộc vừng là loại cây có tác dụng chữa bệnh trĩ rất công hiệu. Tác dụng điều trị bệnh trĩ của cây lộc vừng đã được y học phương đông ghi nhận và có những bài thuốc hữu hiệu từ loại cây này.

7. Bên cạnh việc trồng làm cảnh, mong muốn đem lại may mắn trong phong thủy, ít ai biết rằng lộc vừng là loại cây có tác dụng chữa bệnh trĩ rất công hiệu. Tác dụng điều trị bệnh trĩ của cây lộc vừng đã được y học phương đông ghi nhận và có những bài thuốc hữu hiệu từ loại cây này.

8. Nụ hoa cây đinh hương có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

8. Nụ hoa cây đinh hương có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

9. Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh

9. Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh

10. Nụ hoa hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não, xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ chảy máu, đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não, đau đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau, khó ngủ.

10. Nụ hoa hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não, xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ chảy máu, đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não, đau đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau, khó ngủ.

11. Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng - cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều...

11. Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng - cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều...

12. Theo Ðông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ. Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa.

12. Theo Ðông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ. Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa.

13. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dừa cạn có thể hỗ trợ trị ung thư, chống sự phân chia tế bào, tỏ ra có hiệu quả đối với ung thư bạch huyết, ung thư ruột già. Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng,bệnh trĩ, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da.

13. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dừa cạn có thể hỗ trợ trị ung thư, chống sự phân chia tế bào, tỏ ra có hiệu quả đối với ung thư bạch huyết, ung thư ruột già. Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng,bệnh trĩ, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da.

14. Bạc hà rất dễ trồng, nhanh lớn và làm thơm bếp của bạn. Bạc hà rất tốt cho hội chứng ruột kích thích, làm giảm đau đầu, căng thẳng, chán ăn hoặc chứng khó tiêu. Bạn có thể sử dụng bạc hà khi nấu ăn, xay sinh tố hoặc pha trà.

14. Bạc hà rất dễ trồng, nhanh lớn và làm thơm bếp của bạn. Bạc hà rất tốt cho hội chứng ruột kích thích, làm giảm đau đầu, căng thẳng, chán ăn hoặc chứng khó tiêu. Bạn có thể sử dụng bạc hà khi nấu ăn, xay sinh tố hoặc pha trà.

Bình luận
vtcnews.vn