SV Ngoại thương nói gì về thực tập tại Singapore?

Giáo dụcThứ Sáu, 27/04/2012 06:08:00 +07:00

(VTC News)- Hàng loạt các sinh viên ĐH Ngoại thương thực tập tại Singapore chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về đợt thực tập vừa qua.

(VTC News)- Hàng loạt các sinh viên ĐH Ngoại thương thực tập tại Singapore chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về một số thông tin cho rằng họ đang bị “bóc lột”.


Thực tập là đẩy xe lăn
Yến, sinh viên năm thứ 3 ĐH Ngoại thương Hà Nội hiện đang trực tiếp làm việc tại khu vực sân bay Changi, Singapore chia sẻ về công việc hiện tại của mình.

 Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội chụp ảnh tại nơi thực tập, sân bay Changi - Singapore

Hiện tại, Yến và các bạn đang làm ở bộ phận trợ giúp khách hàng đặc biệt (SSS- Special service section). Công việc này cụ thể là giúp đỡ người già, người tàn tât.
Chưa có sinh viên nào xin về nước 
Ông Vũ Hoàng Nam - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: "Nhận được phản hồi bức xúc của một số sinh viên, phòng đã có trả lời cụ thể với từng trường hợp. Sau đó nhiều sinh viên cũng đã có ý kiến phản hồi. Việc làm thủ tục để các SV về nước không có gì khó. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại gần 50  SV đi thực tập tại Singapore đợt I chưa có em nào đề nghị muốn được về nước". 
Những hành khách này họ không thể tự đi được vì sân bay ở đây quá rộng nên để đi hết được đối với họ là một vấn đề lớn nếu không có sự giúp đỡ.
Bên cạnh đó, các sinh viên ĐH Ngoại thương còn có nhiệm vụ giúp đỡ phụ nữ có thai, đi cùng con nhỏ, những hành khách nhỏ tuổi đi 1 mình, những người không nói được tiếng Anh…
“Lúc ban đầu, ai cũng thất vọng và tức giận, nhưng dần dần ai cũng muốn làm ở đây, vì làm ở vị trí này có lẽ học được nhiều thứ nhất: sự tương tác với khách hàng lâu nhất, đối phó với thái độ nhiều loại người, luyện nói tiếng Anh…” - Yến đưa ra các lợi ích của công việc hiện tại của mình.
Trước những thông tin cho rằng sinh viên Ngoại thương bị bóc lột sức sao động, Yến chia sẻ: “Trước hết mình xin khẳng định: những thông tin mà các bạn đang đọc có nói được thực tế công việc của bọn tớ thật, nhưng nó không hề kinh khủng như mọi người đang nghĩ”.
Nữ sinh này cho biết thêm những gì mà mọi người đọc được, chỉ là ý kiến bức xúc của một số người. Đó hoàn toàn không phải là ý kiến của tất cả mọi người, nên không dùng nó để quy chụp hay kết luận gì cả. 
Sinh viên Ngoại thương học được gì?
Yến cho rằng, một công việc bao giờ cũng sẽ có những người thích tham gia và có những người lại không thích nhưng hiện tại mọi người đều muốn làm công việc trên.
Mặc dù đơn vị sử dụng lao động có đề nghị chuyển các sinh viên Ngoại thương sang những vị trí thực tập nhàn hạ hơn nhưng các bạn sinh viên cũng không muốn đồng ý.
“Làm công việc vất vả như thế, nên tự bọn tớ cảm nhận được bọn tớ lo cho nhau hơn, chia sẽ với nhau nhiều hơn, lúc ốm đau hay đơn giản là khi giúp bạn mình đẩy 1 ông khách to bằng 3, 4 lần mình ấy” - Yến vui vẻ chia sẻ về những kỷ niệm khi làm việc.
Yến cũng cho biết thêm, hiện tại lãnh đạo bên đây đã đồng ý cho các bạn sinh viên ĐH Ngoại thương không phải làm ca đêm vất vả.
“Vì thế, mong các bạn, dù có đọc được gì cũng không nên quá hoang mang mà nghĩ rằng bọn tớ đang phải chịu tù khổ sai hoặc những gì như thế, vì bây giờ có cho bọn tớ về, cũng không ai về đâu” - Yến khẳng định.

Những tâm sự của Trần Huyền giúp các bạn bè, người thân hiểu hơn về cuộc sống thực tập của sinh viên Ngoại thương tại Singapo 

Cũng có cùng những tâm sự như trên, nữ sinh Trần Huyền, một sinh viên năm 4 cũng đang thực tập tại Singapo cũng khẳng định: “mình không hối hận khi mình đã sang đây. Có thể nói những gì mình quan sát được và học được khác với những gì mình tưởng tượng mình có thể học được ở đây”.
“Có rất nhiều em trong đoàn hỏi “tại sao tiếng của chị tốt thế mà chị phải sang đây làm công việc mà tới hơn 50% là đẩy xe lăn thế này? Chị có thấy tiếc không?” Một nhân viên và một quản lý ở đây cũng từng hỏi câu tương tự như thế” - Trần Huyền chia sẻ. 
Theo Huyền, cô bạn sang Singapo thực tập không chỉ vì tiền mà bởi muốn học về văn hóa, cách ứng xử của những con người ở một môi trường quốc tế. 
Ngoài ra, Huyền cũng có thể học được thêm tiếng Anh do những người đến từ các quốc gia khác nhau, nói những kiểu tiếng Anh khác nhau. Điều đó sẽ rất có lợi cho ngành học thương mại quốc tế mà cô đang theo đuổi.

 

"Nhưng điều quan trọng nhất mà mình có được ở đây là tình người khi mọi người chia sẻ với nhau. Có những khi thấy người mới quen nhau hơn 2 tháng lại thân thiết và hiểu nhau hơn nhiều người học cùng 4 năm đại học. 
“Những khi mọi người cùng nhau ngồi lại ăn cơm trong giờ nghỉ, chia sẻ với nhau thức ăn, tranh thủ kể những câu chuyện về những khách gặp trong ngày, cảm động khi đi về nhà mưa có bạn cùng phòng chạy ra đón, hay chỉ những sự giúp đỡ nho nhỏ khi gặp trường hợp khó…”- Huyền tâm sự về những kỷ niệm trong những ngày tháng thực tập tại Singapo. 
Đối với Huyền: “Chỉ những điều nhỏ nhặt đó thôi cũng có thể thay đổi một con người phải không, và mình hài lòng với những điều nhỏ nhặt như thế”.
Khởi Nguyên( lược ghi)


Bình luận
vtcnews.vn