Sức mạnh xe tăng T-34-85 trong phòng thủ biển Việt Nam

Thời sựThứ Năm, 14/05/2015 08:00:00 +07:00

Ngoài khả năng yểm trợ, chi viện cho bộ binh, xe tăng T-34-85 còn có thể biến thành ụ pháo nổi phòng thủ bờ biển, đảo.

Xe tăng T-34-85 từng là một trong những xe tăng chủ lực của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam, là mũi nhọn đột kích mạnh mẽ trên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo từ trong chiến tranh thế giới thứ hai tới tận năm 1958 với nhiều biến thể, nhưng tựu chung có hai thế hệ: T-34-76 dùng nòng 76mm và T-34-85 dùng nòng 85mm với tháp pháo mới.

Xe tăng T-34-85 từng là một trong những xe tăng chủ lực của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam, là mũi nhọn đột kích mạnh mẽ trên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo từ trong chiến tranh thế giới thứ hai tới tận năm 1958 với nhiều biến thể, nhưng tựu chung có hai thế hệ: T-34-76 dùng nòng 76mm và T-34-85 dùng nòng 85mm với tháp pháo mới.

Tháng 7/1960, 35 chiếc xe tăng T-34-85 được đưa vào Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội ta mang phiên hiệu 202. Để phù hợp với điều kiện chiến đấu, ta đã tự cải tiến nhiều xe T-34-85 gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (nguyên gốc không có) trên nóc tháp pháo.

Tháng 7/1960, 35 chiếc xe tăng T-34-85 được đưa vào Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội ta mang phiên hiệu 202. Để phù hợp với điều kiện chiến đấu, ta đã tự cải tiến nhiều xe T-34-85 gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (nguyên gốc không có) trên nóc tháp pháo.

T-34-85 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979).

T-34-85 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979).

Mặc dù khá cũ kĩ, nhưng hiện nay, một số lượng nhỏ xe tăng T-34-85 vẫn được biên chế trong lực lượng tăng thiết giáp quân đội ta. Bên cạnh vai trò huấn luyện chiến đấu, hay chiến đấu trên bộ thì T-34-85 còn được Việt Nam dùng để phòng thủ đảo.

Mặc dù khá cũ kĩ, nhưng hiện nay, một số lượng nhỏ xe tăng T-34-85 vẫn được biên chế trong lực lượng tăng thiết giáp quân đội ta. Bên cạnh vai trò huấn luyện chiến đấu, hay chiến đấu trên bộ thì T-34-85 còn được Việt Nam dùng để phòng thủ đảo.

Theo đó, tuy được xếp hạng khá cũ nhưng hỏa lực của xe tăng T-34-85 vẫn rất hữu hiệu trong tác chiến chống đổ bộ (chống xe tăng, thiết giáp lội nước vốn được bọc thép mỏng; chống tàu đổ bộ nhỏ chở quân đánh chiếm bờ biển, đảo). Trong ảnh, ụ pháo tăng T-34-85 đặt trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa huấn luyện phòng thủ bắn mục tiêu trên biển trong diễn tập năm 2012. Ảnh tư liệu Bảo tàng TTG.

Theo đó, tuy được xếp hạng khá cũ nhưng hỏa lực của xe tăng T-34-85 vẫn rất hữu hiệu trong tác chiến chống đổ bộ (chống xe tăng, thiết giáp lội nước vốn được bọc thép mỏng; chống tàu đổ bộ nhỏ chở quân đánh chiếm bờ biển, đảo). Trong ảnh, ụ pháo tăng T-34-85 đặt trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa huấn luyện phòng thủ bắn mục tiêu trên biển trong diễn tập năm 2012. Ảnh tư liệu Bảo tàng TTG.

T-34-85 được trang bị pháo chính 85mm Zis có thể bắn nhiều loại đạn: đạn nổ mạnh, đạn chống tăng. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, pháo này được đánh giá là đủ sức xuyên thủng giáp tăng hạng nặng Tiger I của Đức cách 500m với góc chạm 30 độ. Hoặc xuyên thủng giáp trước tăng hạng trung Panther cách 500m góc chạm 30 độ. Với các dòng tăng hạng nhẹ, thiết giáp hạng nhẹ thì nó giáp cũng chưa dày bằng Tiger I hay Panther. Vì thế, pháo này hoàn toàn hữu hiệu trong tác chiến chống đổ bộ đường biển. Ảnh

T-34-85 được trang bị pháo chính 85mm Zis có thể bắn nhiều loại đạn: đạn nổ mạnh, đạn chống tăng. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, pháo này được đánh giá là đủ sức xuyên thủng giáp tăng hạng nặng Tiger I của Đức cách 500m với góc chạm 30 độ. Hoặc xuyên thủng giáp trước tăng hạng trung Panther cách 500m góc chạm 30 độ. Với các dòng tăng hạng nhẹ, thiết giáp hạng nhẹ thì nó giáp cũng chưa dày bằng Tiger I hay Panther. Vì thế, pháo này hoàn toàn hữu hiệu trong tác chiến chống đổ bộ đường biển. Ảnh

 Tháp pháo của xe tăng T-34-85 khá dày, với mặt trước dày đến 90mm, 75mm ở hai bên hông và 52mm đằng sau.

Tháp pháo của xe tăng T-34-85 khá dày, với mặt trước dày đến 90mm, 75mm ở hai bên hông và 52mm đằng sau.

 Xe tăng T-34-85 có trọng lượng 32 tấn, bọc giáp dày 20-90mm, lắp pháo chính 85mm với 60 viên đạn, dự trữ hành trình 240km. Ảnh: ảnh màu hiếm hoi về hoạt động của xe tăng T-34-85 trong Quân đội Nhân dân Việt Nam sau chiến tranh.

Xe tăng T-34-85 có trọng lượng 32 tấn, bọc giáp dày 20-90mm, lắp pháo chính 85mm với 60 viên đạn, dự trữ hành trình 240km. Ảnh: ảnh màu hiếm hoi về hoạt động của xe tăng T-34-85 trong Quân đội Nhân dân Việt Nam sau chiến tranh.

Bình luận
vtcnews.vn