Sức mạnh hải quân Việt Nam trên Biển Đông sắp thay đổi

Thời sựThứ Sáu, 11/10/2013 08:00:00 +07:00

Khi những chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Kilo cập cảng Việt Nam, cán cân sức mạnh hải quân ở Biển Đông sẽ bị thay đổi đáng kể...

Khi những chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Kilo cập cảng Việt Nam, cán cân sức mạnh hải quân ở Biển Đông sẽ bị thay đổi đáng kể...

Vào cuối năm nay, khi những chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Kilo cập cảng Việt Nam, cán cân sức mạnh hải quân ở Biển Đông sẽ bị thay đổi đáng kể bởi từ đây Việt Nam đã có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ do thám, tuần tra, chống ngầm và chống hạm.

 Tàu ngầm thứ hai có tên HQ Hồ Chí Minh đã hoàn tất quá trình chạy thử vào tháng 4/2013.
Tàu ngầm thứ hai có tên HQ Hồ Chí Minh đã hoàn tất quá trình chạy thử vào tháng 4/2013.
Theo bình luận của chuyên gia Carl Thayer – Học viện Quốc phòng Australia trên tờ The Diplomat, sự thay đổi cơ bản này của hải quân Việt Nam là do sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía Nga.

Việt Nam đã đặt hàng mua 6 tàu ngầm chạy diesel – điện lớp Kilo của Nga hồi tháng 12/2009. Những con tàu này có lượng choán nước tới 3.950 tấn, hải trình 9.600km trong vòng 45 ngày với độ lặn sâu tối đa là 300m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm của Việt Nam dự kiến sẽ được trang bị ngư lôi hạng nặng 533M và tên lửa chống hạm 3M54 Klub-S với tầm bắn 300km.

Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ Hà Nội được xưởng đóng tàu hải quân ở St. Peterbourg khởi đóng từ tháng 8/2010. HQ Hà Nội được hạ thủy 1 năm sau đó và bắt đầu chạy thử từ tháng 12/2012. Thủy thủ đoàn bắt đầu được huấn luyện từ tháng 1/2013.

Tàu ngầm thứ hai có tên HQ Hồ Chí Minh bắt đầu được đóng từ tháng 9/2011, hạ thủy vào tháng 12/2012 và đã hoàn tất quá trình chạy thử vào tháng 4/2013, thủy thủ đoàn được huấn luyện từ tháng 7/2013. Tàu ngầm thứ 3 của Việt Nam có tên HQ Hải Phòng dự kiến sẽ được hạ thủy vào cuối năm nay và những chiếc còn lại dự kiến sẽ về Việt Nam vào cuối năm 2016.


Kể từ tháng 5/2012, Việt Nam và Nga đã nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Theo bản ghi nhớ về hải quân, 2 bên đã thiết lập một nhóm công tác chung để xác định những hình thức hợp tác hải quân trong năm 2013. Hai nước cũng đã ký một Nghị định thư về hợp tác công nghệ quốc phòng đến năm 2020.

Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam đã có các chuyến thăm song phương và ký nhiêu thỏa thuận mới về bán vũ khí, chuyển giao công nghệ quân sự và các thỏa thuận dịch vụ dài hạn. Hồi tháng 2 năm nay, Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận mua thêm 2 tàu khu trục lớp Gepard của Nga. Những tàu mới này sẽ được lắp đặt hệ thống điện tử hiện đại và trang bị vũ khí chống ngầm tiên tiến.

Việt Nam thông báo mua thêm 12 tiêm kích Sukhoi Su-30MK2 được trang bị tên lửa đối hạm trị giá 450 triệu USD.
Việt Nam thông báo mua thêm 12 tiêm kích Sukhoi Su-30MK2 được trang bị tên lửa đối hạm trị giá 450 triệu USD. 
Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng 3/2013, hai bên đã nhất trí tiếp tục có các chuyến thăm cấp cao, hợp tác trong lĩnh vực quân sự, huấn luyện binh sỹ, đối thoại quốc phòng thường niên, tiếp tục mua bán vũ khí…

Theo thỏa thuận mới, Nga sẽ nâng số lượng học bổng và mở rộng lĩnh vực huấn luyện cho quân nhân, hiện nay là 100 suất/năm. Ngoài ra, Bộ trưởng Shoigu cũng đã đi thăm vịnh Cam Ranh, nơi các kỹ sư quân sự Nga đang xây dựng cơ sở hậu cần và bảo dướng tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam.

Ông Shoigu hối thúc Việt Nam xây dựng một khu resort 5 sao ở Cam Ranh cho quân nhân Nga, đặc biệt là những thủy thủ đoàn trên các tàu hải quân Nga trở về từ nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi vùng Africa Horn. Ông Bộ trưởng cũng kêu gọi Việt Nam đơn giản hóa các thủ tục để tàu hải quân Nga được sử dụng cơ sở dịch vụ tại Cam Ranh thuận tiện hơn.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã có chuyến thăm Nga hồi tháng 8 vừa qua. Trong chuyến đi này, 2 bên cũng đã ký một bản ghi nhớ có giá trị 5 năm liên quan đến việc trao đổi các phái đoàn quân sự ở tất cả các cấp, đối thoại thường niên về chính sách và chiến lược quốc phòng, hợp tác công nghệ quân sự, huấn luyện nghiệp vụ cho sỹ quan Việt Nam và các thương vụ vũ khí trong tương lai.

Theo bản ghi nhớ này, Nga sẽ nâng cấp, số hóa và hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng hệ thống vũ khí bán cho Việt Nam. Hai Bộ trưởng cũng đã thảo luận việc thiết lập một cơ sở đại tu, bảo dưỡng những khí tài quân sự và đạn dược có từ thời Xô viết mà Việt Nam đang sở hữu.

Việt Nam cũng mới ký thỏa thuận mua thêm 2 tàu khu trục Gepard được lắp đặt hệ thống điện tử hiện đại và trang bị vũ khí chống ngầm tiên tiến. 
Sau chuyến thăm này của Bộ trưởng Thanh, Việt Nam thông báo mua thêm 12 máy bay Sukhoi Su-30MK2 được trang bị tên lửa đối hạm trị giá 450 triệu USD. Những máy bay này sẽ được chuyển giao theo 3 đợt, mỗi đợt 4 chiếc trong giai đoạn 2014-2015.

Bình luận về những diễn biến mới này, giáo sư Carl Thayer cho rằng, bằng lực lượng tàu ngầm mới và số máy bay Su-30 mới, sức mạnh trên biển và khả năng chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Việt Nam sẽ được tăng lên một mức đáng kể.





Theo Infonet
Bình luận
vtcnews.vn