Bố mẹ đang hại con mình bởi cho chơi smartphone quá sớm

Sức khỏeChủ Nhật, 07/05/2017 11:12:00 +07:00

Trẻ con trong độ tuổi từ 6 tháng tới 2 tuổi dành càng nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các trò chơi điện tử càng trở nên dễ bị trì hoãn trong giao tiếp.

Tất cả những ông bố bà mẹ hiện đang nuôi con nhỏ đều băn khoăn việc thiết bị thông minh đang tràn ngập trong cuộc sống ảnh hưởng thế nào lên những đứa con của họ.

Những suy nghĩ này bắt đầu được nhen nhóm lên sau một nghiên cứu mới được công bố tại hội nghị của Hiệp hội Giáo dục Trẻ em 2017.

Nghiên cứu công bố rằng, trẻ con trong độ tuổi từ 6 tháng tới 2 tuổi dành càng nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các trò chơi điện tử càng trở nên dễ bị trì hoãn trong giao tiếp.

Hinh anh

 Trẻ tiếp xúc với smartphone 30 phút mỗi ngày có thể bị chậm nói.

Bác sĩ, nhà khoa học tại bệnh viện Nhi, Toronto, Otario, Canada, đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu này, Catherine Birken, tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm sự liên quan giữa các thiết bị điện tử thông minh và việcchậm nói ở trẻ.

Thậm chí, Catherine Birken còn tin rằng nhờ vào nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng ta nhìn ra được những vẫn đề còn tiềm ẩn trong kỷ nguyên số này. Kết quả này rất đáng quan tâm bởi nó thật sự là những cái nhìn đầu tiên về vấn đề này.

Trong nghiên cứu này, có tới gần 900 đứa trẻ khoảng 18 tháng tuổi và bố mẹ chúng tham gia báo cáo về việc chúng sử dụng thiết bị thông minh bao nhiêu phút mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu sau đó sử dụng danh sách những đứa trẻ này với một công cụ sàng lọc để đánh giá khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 18 tháng tuổi.

Họ quan tâm tới mọi chi tiết, từ cách trẻ sử dụng từ ngữ hay âm thanh để thu hút sự chú ý hoặc giúp đỡ, cho tới cả việc sử dụng một cụm từ và số lượng từ ngữ mà trẻ sử dụng.

Kết quả cho thấy có tới 20% số trẻ sử dụng thiết bị thông minh 28 phút mỗi ngày. Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng thiết bị thông minh 30 phút mỗi ngày đồng nghĩa với nguy cơ tăng 49% về việc chậm trễ trong ngôn ngữ, cách sử dụng âm thanh và từ ngữ ở trẻ.

Nhưng nghiên cứu này lại không tìm thấy bất kỳ sự liên kết nào giữa việc sử dụng thiết bị thông minh với các cách giao tiếp khác như ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và tương tác xã hội.

Birken nói rằng mặc dù nghiên cứu của cô đã chỉ ra được sự liên kết giữa việc sử dụng thiết bị thông minh và việc chậm giao tiếp ở trẻ, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể khẳng định các thiết bị này thật sự ảnh hưởng tới khả năng nói ở trẻ.

Cũng cần phải xem xét cả về nội dung trẻ em hay xem và thói quen sử dụng thiết bị một mình hay với người cha mẹ hoặc người thân. Chắc chắn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để có bằng chứng rõ ràng nhưng kết quả này thực sự là lời cảnh tỉnh tới các vị phụ huynh đang nuôi con nhỏ.

Các bác sĩ nhi nói rằng tiếng ồn và các hoạt động trên màn hình gây xao nhãng cho đứa trẻ và làm đứt mạch kết nối giữa trẻ và bố mẹ.

Các nhà khoa học cũng nói rằng nên cấm hoàn toàn việc sử dụng thiết bị thông minh với trẻ 18 tới 24 tháng tuổi. Thay vào đó, cha mẹ nên chọn chương trình chất lượng cao và xem nó cùng với trẻ, từ đó có thể hiểu rõ những gì trẻ đang nhìn thấy.

Theo số liệu năm 2013 của một tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ trẻ em, cha mẹ và các nhà giáo dục cho thấy có tới 40% trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng điện thoại thông minh, năm 2011 con số này chỉ là 10%.

Con số ngày càng tăng khi số lượng người sử dụng điện thoại thông minh càng ngày càng phổ biến.

Hinh anh  3

 Màn hình đang xuất hiện ngày càng dày đặc trong cuộc sống chúng ta (Ảnh: Georgie Gillard)

Màn hình đang ở khắp mọi nơi

MacRoy-Higgins, người đã làm việc với hàng trăm trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi và trẻ nhỏ như một chuyên viên trị liệu về ngôn ngữ nói rằng bà đã không ngạc nhiên trước những phát hiện này. 

Chúng ta đều biết rằng khi trẻ có sự tương tác tốt nhất với người thân, trẻ có khả năng học ngôn ngữ tốt hơn hẳn so với những trẻ ít có sự tương tác với người trong gia đình. Đây là điều tất yếu bởi, khi chúng dành nhiều thời gian cho màn hình thì sẽ càng ít thời gian hơn cho việc giao tiếp với người khác.

Hai năm đầu đời được cho là vô cùng quan trọng với trẻ em và sự thành công trong học tập của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng ngôn ngữ sớm của trẻ. Sự trì hoãn có thể gây ra những khó khăn khi học đọc và viết khi bắt đầu đi học. 

Nhiều năm trước, iPhone hay iPad là những điều khá xa lạ, nhưng ngày nay, những thiết bị này là điều hết sức quen thuộc trong hầu hết gia đình. Bởi vậy cha mẹ nên dành nhiều sự quan tâm hơn và nên tỏ ra lo lắng bởi giả sử nếu những điều đó thật sự ảnh hưởng tới con mình.

Rất nhiều cha mẹ ngày nay cảm thấy việc cho con mình sử dụng thiết bị thông minh hằng ngày là điều hết sức bình thường, dù cho họ có biết tới những tác hại chúng có thể gây ra cho trẻ.

Cách tốt nhất để giúp trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ là cha mẹ cần có sự tương tác nhiều hơn nữa với con cái của mình mình, thông qua việc nói chuyện, chơi đùa với trẻ. Sử dụng những từ vựng khác nhau để giải thích cho những câu hỏi của con và thường xuyên đọc chuyện cho chúng nghe.

VIdeo:  Nam giới có thể sử dụng điện thoại di động để kiểm tra khả năng làm bố 

Nguyên Hoàng (Nguồn: CNN)
Bình luận
vtcnews.vn