Sợ mất bản quyền Su-35, Nga từ chối Trung Quốc

Thế giớiThứ Tư, 27/06/2012 04:26:00 +07:00

(VTC News) - Người Trung Quốc rất muốn mua Su-35, để tăng cường sức mạnh không quân nhưng nhất định không kí hợp đồng nếu Nga cấm sao chép.

(VTC News) - Đầu năm nay, một hợp đồng bán Sukhoi Su-35 của Nga cho Trung Quốc đã thất bại do phía Trung Quốc không đồng ý với điều khoản 'cấm sao chép trái phép'.

Vấn đề này đang ngày càng trở nên khó khăn khi mà mà Nga đang coi Trung Quốc như đồng minh thân thiết trong khoa học kỹ thuật quân sự.

Đầu năm nay, một hợp đồng bán Sukhoi Su-35 của Nga cho Trung Quốc đã thất bại do phía Trung Quốc không đồng ý với điều khoản 'cấm sao chép trái phép'. Người Trung Quốc rất muốn mua Su-35, để tăng cường sức mạnh không quân nhưng nhất định không kí hợp đồng nếu Nga cấm sao chép.

Trước đây, Sukhoi Su-27 của Nga đã bị Trung Quốc sao chép một cách tinh tế và tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác với tên gọi J-11.

Ngoài ra còn có 2 phiên bản khác cũng sao chép Su-27 là máy bay chiến đấu 2 phi công J-16 và máy bay chiến đấu tàng hình J-17.


J-11 của quân đội Trung Quốc, sản phẩm bị cho là sao chép từ Su-27 của Nga 

Sau khi mua lại được chiếc máy bay chiến đấu giành cho tàu sân bay Su-33 từ Ukraine, ngay lập tức Trung Quốc đã có sản phẩm của mình với một số chi tiết tương tự là J-15.

Và người Trung Quốc luôn khẳng định đây là những thiết kế của họ chỉ 'chẳng may' hơi giống các tiêm kích Nga.


Để đáp trả, Nga đã tạm dừng các hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục cung cấp động cơ máy bay phản lực cho đối tác chiến lược này.

Sở dĩ như vậy bởi đến nay Trung Quốc vẫn chưa thành công trong công cuộc sao chép các động cơ máy bay chiến đấu của Nga.


Những hợp đồng buôn bán động cơ này quá béo bở và Trung Quốc vẫn khuyến khích các nhà sản xuất Nga đưa ra những thiết kế động cơ mới.

Trong khi đó họ vẫn cố gắng không nhừng để đánh cắp các kĩ năng sản xuất cần thiết để tạo ra những động cơ của riêng mình.

Su-27 được sản xuất bởi tập đoàn Sukhoi của quân đội Nga 

J-11 lần đầu tiên được đưa vào phục vụ quân đội Trung Quốc năm 1988 nhưng sản xuất rất chậm và ít, ước tính chỉ gần 100 chiếc được cho ra đời.

Trong quá trình đó, Trung Quốc đã cố gắng làm chủ các công nghệ và thay đổi những hệ thống cũ kĩ trong các máy bay Nga.


Sau đó, người Trung Quốc đã đưa ra 2 phiên bản khác là J-11A và J-11B, cả hai có trọng lượng khoảng 33 tấn với 8 tấn là hệ thống radar dẫn đường các tên lửa không đối không.

Trong đó, J-11B được nâng cấp thêm radar AESA để tăng khả năng tấn công không đối đất.


Video về chiến đấu cơ J-11B của không quân Trung Quốc 

Hiện nay, quân đội Trung Quốc được cho là đang sở hữu khoảng 200 chiếc J-11 trong biên chế. Trong đó có khoảng 40% là các máy bay phiên bản J-11B.

Trong 7 năm qua, Trung Quốc đã cố gắng để tạo ra J-15, một máy bay sao chép phiên bản dành cho tàu sân bay của Su-27 mà ở Nga nó được đặt tên là Su-33.

Mặc dù Nga đã cố gắng không bán Su-33 cho Trung Quốc nhưng Ukraine đã làm điều đó.


Màn biểu diễn của Su-27 quân đội Nga 

Từ chiếc máy bay Su-33 mà Ukraine được kế thừa sau khi Liên Xô sụp đổ đầu những năm 90, Trung Quốc đã tạo ra sản phẩm của riêng mình là J-15.

Tất nhiên Nga không hề hài lòng với hành động này mặc dù đến nay họ đã không còn sử dụng Su-33 nữa.


Các kỹ sư hàng không Nga đã công khai chế nhạo J-15 và nghi ngờ việc nó có đạt được các tính năng của Su-33.

Tuy nhiên, với 'kinh nghiệm sao kép dày dặn', người Trung Quốc đã có cho mình một chiếc J-15 được đánh giá là khá tốt và gần như đã đạt được các tính năng của bản gốc Su-33.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn