Sinh viên tiết kiệm bằng quái chiêu

Kinh tếThứ Tư, 17/10/2012 11:56:00 +07:00

(VTC News) – Theo nhiều thế hệ đàn anh đi trước, sinh viên giờ cũng tiết kiệm ngoài việc đi làm thêm, mỗi sinh viên chuyên ngành lại có cách tiết kiệm khác nhau

(VTC News) – Theo nhiều thế hệ đàn anh đi trước, sinh viên giờ cũng tiết kiệm ngoài việc đi làm thêm, mỗi sinh viên chuyên ngành lại có cách tiết kiệm khác nhau.

Năm 2012, khó khăn của kinh tế thế giới lẫn kinh tế Việt Nam làm cho cuộc sống sinh viên ngoại tỉnh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM rất khó khăn. Giá điện tăng, nước tăng, xăng tăng, nhà trọ tăng, thực phẩm tăng… trong khi tiền thì vẫn phải do bố mẹ chu cấp, cũng hiếm bạn kiếm được việc làm thêm để thoải mái chi tiêu.

Vậy là, ngoài việc ở ghép, ăn uống tằn tiện vô vàn những quái chiêu đã được áp dụng để tiết kiệm, có những cách đáng khuyến khích, có những điều không nên, nhưng đôi khi… đó là một sắc màu trong cuộc sống của sinh viên.

Xuống Hà Nội học được 2 năm, Anh Tuấn (sv công nghệ) thấu hiểu được cảm giác sống tự lập mà vẫn… phụ thuộc là như thế nào. Quê tại Nghệ An, gia đình khó khăn nên phải vừa đi làm thêm, vừa phải tìm đủ mọi cách có “thu nhập thời vụ” nhưng vẫn chưa thực sự ổn.

Kinh tế khó khăn khiến việc tiết kiệm trở nên được coi trọng, từ ăn uống tiết kiệm đến sử dụng tiết kiệm...  

Để tiết kiệm, Tuấn tự nấu ăn và món rau xanh hàng ngày của bạn là… rau lang, Tuấn lý giải: “Rau lang cũng ngon, nhưng mà hơn các loại rau khác là mình có thể thoải mái đi cắt ở mấy mảnh đất người ta còn chưa làm gì xung quanh chỗ mình ở”.

Thực tế, đôi khi rau lang luôn sẵn, nhưng đã hết tiền thì oái oăm ở chỗ hết luôn cả… dầu ăn, muối, đồ nấu ăn thì có thể bị hỏng… Tuấn kể lại, hôm hết tiền, còn ít gạo nhưng hết ga. Cả nhà còn có cái sục (sục điện) thế là đun nước lên, bỏ gạo vào trong ấm nước, đổ nước sôi vào bịt lại rồi bỏ đấy đi học buổi trưa, buổi tối về lôi “cháo nóng” ra ăn để cầm cự, trước khi mượn tiền bạn bè.

Cái khó ló cái khôn, nhưng vẫn có nhiều cái dại nữa. Ngọc Anh (sv Bách Khoa) kể: “có nhiều bạn hết lửa, nhưng tiếc tiền mua diêm hay bật lửa… lấy sục về cắm điện, chờ nó nóng đỏ thì đưa giấy vào châm, sục nổ bắt cả vào mắt. Có bạn thì không có sục, lấy banh sa lam (dao cạo) cắm vào đầu đũa, rồi nối dây điện vào để… làm sục”.

Không chỉ có những sinh viên mà điều kiện tài chính kém, nhiều sinh viên có mức sống tốt hơn cũng phải tiết kiệm hơn đối với việc sinh hoạt của họ. Điển hình là các bạn hay “buôn” điện thoại, lướt web bằng 3G…

Phương Trang - Thủ lĩnh một đoàn trường tại địa bàn Hà Nội cho biết, để tiết kiệm thì các sinh viên như bạn đều đăng ký các gói cước khác nhau của các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, Viettel…

“Thực ra, nhà mạng nào hiện tại cũng đăng kí gói cước cho sinh viên, nhưng đôi khi nhiều bạn không để ý rằng mình rất hay phải liên lạc với các bạn của mình và nếu đăng kí gói cước sẽ tiết kiệm hơn nhiều tiền.

Chẳng hạn, mình dung tính năng Cộng đồng của Vinaphone, giá cước chỉ khoảng 1 nửa so với cước dành cho các cuộc gọi thông thường. Ngoài ra, có những gói cước SMS và gọi cũng “hạt dẻ” dành cho sinh viên, nếu các bạn chịu khó tìm hiểu trên trang web của các nhà mạng.

Trên thực tế, điện thoại là một trong những thiết bị được chi tiêu khá nhiều tiền của sinh viên hiện nay, đặc biệt là khi mạng xã hội Facebook được mở rộng và con người bị cuốn vào guồng của thông tin với đủ các loại báo điện tử, diễn đàn, kênh video… và tính năng được ném vào nhiều tiền nhất ngoài thoại và SMS là 3G.

Tất cả các nhà mạng đều có gói cước trọn gói cho các thuê bao 3G nói chung, để cho bạn chỉ cần mất khoảng 40 – 50.000 đồng/tháng là có thể sử dụng trọn gói trước khi vượt cước phát sinh dung lượng. Riêng đối tượng sinh viên lại có thêm chính sách ưu đãi hơn nữa.

Như nhiều sinh viên ngành báo chí khác, Lê Tuấn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) luôn cần có mạng internet để cập nhật, trao đổi thông tin. Tuy nhiên, khu nhà trọ lại chưa có đường dẫn mạng, cậu phải sử dụng USB 3G để vào.

Cũng may mắn là bây giờ, tốc độ 3G thông qua cổng kết nối USB cũng chẳng kém gì mạng ADSL, Tuấn cho biết: “Em dung gói 3G không giới hạn của thuê bao ezCom trả trước bên Vianphone, hàng tháng được tặng 30.000, nhưng đang định chuyển sang gói không giới hạn MAX vì hang ngày em download và upload cũng nhiều, dùng gói này thì em giảm được 50% cước cũng đỡ lắm”.

Lê Tuấn


Bình luận
vtcnews.vn