SEA Games: Ai tiên phong cho bệnh thành tích?

Thể thaoChủ Nhật, 08/09/2013 12:00:00 +07:00

(VTC News) - Trong 1 thập kỷ qua, SEA Games luôn là sân chơi mà chủ nhà chiếm thế thượng phong, yếu tố thành tích đã phá vỡ sự công bằng khiến VĐV phải khóc.

SEA Games 21 diễn ra từ ngày 8 đến 17/9/2001 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Có 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham dự với 6007 quan chức, vận động viên.

SEA Games 21 diễn ra từ ngày 8 đến 17/9/2001 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Có 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham dự với 6007 quan chức, vận động viên.

Các vận động viên cùng tranh tài ở 36 môn với 490 bộ huy chương.

Các vận động viên cùng tranh tài ở 36 môn với 490 bộ huy chương.

Chủ nhà Malaysia giành vị trí nhất toàn đoàn với tổng số 295 huy chương trong đó có 111 HCV, hơn đoàn xếp thứ 2 là Thái Lan 8 HCV. Thời điểm này, khoảng cách giữa đoàn Nhất và Nhì chưa thực sự cách biệt.

Chủ nhà Malaysia giành vị trí nhất toàn đoàn với tổng số 295 huy chương trong đó có 111 HCV, hơn đoàn xếp thứ 2 là Thái Lan 8 HCV. Thời điểm này, khoảng cách giữa đoàn Nhất và Nhì chưa thực sự cách biệt.

SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 5 đến 13/12/2003. Đông Timor lần đầu tiên tham dự, đưa số quốc gia tham dự Ngày hội thể thao Đông Nam Á lên con số 11. Có hơn 5000 quan chức, vận động viên tham dự SEA Games 22.

SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 5 đến 13/12/2003. Đông Timor lần đầu tiên tham dự, đưa số quốc gia tham dự Ngày hội thể thao Đông Nam Á lên con số 11. Có hơn 5000 quan chức, vận động viên tham dự SEA Games 22.

Các VĐV dự SEA Games 22 tranh tài ở 32 môn. Trong đó lần đầu tiên chủ nhà Việt Nam đưa môn Lặn chân vịt và Đá cầu vào nội dung thi đấu của SEA Games.

Các VĐV dự SEA Games 22 tranh tài ở 32 môn. Trong đó lần đầu tiên chủ nhà Việt Nam đưa môn Lặn chân vịt và Đá cầu vào nội dung thi đấu của SEA Games.

Lần đầu tiên Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp huy với 346 huy chương các loại trong đó có 158 HCV, bỏ xa Thái Lan (90 HCV). Việt Nam chính là quốc gia mở đường cho các nước chủ nhà SEA Games sau tìm mọi cách nắm thế thượng phong?

Lần đầu tiên Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp huy với 346 huy chương các loại trong đó có 158 HCV, bỏ xa Thái Lan (90 HCV). Việt Nam chính là quốc gia mở đường cho các nước chủ nhà SEA Games sau tìm mọi cách nắm thế thượng phong?

SEA Games 23 được tổ chức tại Philippines từ ngày 27/11 đến 5/12/2005. Có 11 quốc gia tham dự với 5336 quan chức, VĐV tham dự, tranh tài ở 393 bộ huy chương của 43 môn.

SEA Games 23 được tổ chức tại Philippines từ ngày 27/11 đến 5/12/2005. Có 11 quốc gia tham dự với 5336 quan chức, VĐV tham dự, tranh tài ở 393 bộ huy chương của 43 môn.

Chủ nhà Philippines đã không thể đưa Bóng rổ vào nội dung thi đấu nhưng lần đầu tiên Khiêu vũ thể thao, Võ gậy đã xuất hiện tại SEA Games. Ngoài ra, một môn của Olymipic vốn không có trong SEA Games là Bóng chày đã được đưa vào tại SEA Games này.

Chủ nhà Philippines đã không thể đưa Bóng rổ vào nội dung thi đấu nhưng lần đầu tiên Khiêu vũ thể thao, Võ gậy đã xuất hiện tại SEA Games. Ngoài ra, một môn của Olymipic vốn không có trong SEA Games là Bóng chày đã được đưa vào tại SEA Games này.

Kết thúc SEA Games 23, Philippines đứng đầu bảng tổng sắp huy chương với tổng 291 huy chương các loại, trong đó có 113 HCV, hơn đoàn thứ 2 Thái Lan 26 HCV.

Kết thúc SEA Games 23, Philippines đứng đầu bảng tổng sắp huy chương với tổng 291 huy chương các loại, trong đó có 113 HCV, hơn đoàn thứ 2 Thái Lan 26 HCV.

SEA Games 24 được tổ chức tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan từ ngày 6 đến 16/12/2007. Có 11 quốc gia tham dự với 5282 quan chức, VĐV tranh tài ở 43 môn.

SEA Games 24 được tổ chức tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan từ ngày 6 đến 16/12/2007. Có 11 quốc gia tham dự với 5282 quan chức, VĐV tranh tài ở 43 môn.

Khiêu vũ thể thao tiếp tục được duy trì ở SEA Games này. Ngoài ra chủ nhà Thái Lan còn lần đầu tiên đưa môn Bóng gỗ trên cỏ vào nội dung thi đấu, bên cạnh việc đưa môn Bóng mềm - một môn thi có trong nội dung của Thế vận hội - vào thi đấu.

Khiêu vũ thể thao tiếp tục được duy trì ở SEA Games này. Ngoài ra chủ nhà Thái Lan còn lần đầu tiên đưa môn Bóng gỗ trên cỏ vào nội dung thi đấu, bên cạnh việc đưa môn Bóng mềm - một môn thi có trong nội dung của Thế vận hội - vào thi đấu.

Tất nhiên, chủ nhà Thái Lan chiếm thế thượng phong. Họ giành 409 huy chương các loại, trong đó có 183 HCV, gần gấp 3 số HCV mà đoàn thứ hai là Malaysia (68 HCV) giành được.

Tất nhiên, chủ nhà Thái Lan chiếm thế thượng phong. Họ giành 409 huy chương các loại, trong đó có 183 HCV, gần gấp 3 số HCV mà đoàn thứ hai là Malaysia (68 HCV) giành được.

SEA Games 25 được tổ chức tại Lào từ ngày 13 đến 21/12/2009. Có 11 quốc gia tham dự. Do cơ sở vận chất của Lào hạn chế nên các VĐV đến SEA Games 25 chỉ tranh tài ở 25 môn.

SEA Games 25 được tổ chức tại Lào từ ngày 13 đến 21/12/2009. Có 11 quốc gia tham dự. Do cơ sở vận chất của Lào hạn chế nên các VĐV đến SEA Games 25 chỉ tranh tài ở 25 môn.

Bi sắt tiếp tục được duy trì ở nội dung thi đấu của SEA Games lần này. Cũng tại Lào, Đá cầu đã quay trở lại.

Bi sắt tiếp tục được duy trì ở nội dung thi đấu của SEA Games lần này. Cũng tại Lào, Đá cầu đã quay trở lại.

Chủ nhà Lào không thể dẫn đầu khu vực tuy nhiên, họ cũng tạo ra cuộc bứt phá lịch sử khi lần đầu tiên leo lên vị trí thứ 7 toàn đoàn với 110 huy chương các loại, trong đó có 33 HCV. Đứng đầu SEA Games 25 là Thái Lan.

Chủ nhà Lào không thể dẫn đầu khu vực tuy nhiên, họ cũng tạo ra cuộc bứt phá lịch sử khi lần đầu tiên leo lên vị trí thứ 7 toàn đoàn với 110 huy chương các loại, trong đó có 33 HCV. Đứng đầu SEA Games 25 là Thái Lan.

SEA Games 26 được tổ chức tại Indonesia từ ngày 11 đến 22/11/2011. Có 6000 quan chức, VĐV tham dự, tranh tài ở 545 nội dung của 44 môn.

SEA Games 26 được tổ chức tại Indonesia từ ngày 11 đến 22/11/2011. Có 6000 quan chức, VĐV tham dự, tranh tài ở 545 nội dung của 44 môn.

Cờ Vua không được thi đấu ở kỳ SEA Games trước nhưng lại có trong kỳ này. Chủ nhà Indonesia còn đưa thêm Kempo, Trèo tường vào nội dung thi đấu. Ngoài ra, SEA Games 26 chứng kiếm sự xuất hiện của môn Tarung - võ đường phố của Indonesia.

Cờ Vua không được thi đấu ở kỳ SEA Games trước nhưng lại có trong kỳ này. Chủ nhà Indonesia còn đưa thêm Kempo, Trèo tường vào nội dung thi đấu. Ngoài ra, SEA Games 26 chứng kiếm sự xuất hiện của môn Tarung - võ đường phố của Indonesia.

Chủ nhà Indonesia giành nhất toàn đoàn với 476 huy chương các loại, trong đó có 182 HCV, hơn đoàn thứ 2 là Thái Lan 75 HCV.

Chủ nhà Indonesia giành nhất toàn đoàn với 476 huy chương các loại, trong đó có 182 HCV, hơn đoàn thứ 2 là Thái Lan 75 HCV.

SEA Games 27 sẽ được tổ chức tại Myanmar từ ngày 11 đến 22/12/2013 với sự tham gia của 11 quốc gia. Các VĐV sẽ tranh tài ở 460 nội dung của 33 môn.

SEA Games 27 sẽ được tổ chức tại Myanmar từ ngày 11 đến 22/12/2013 với sự tham gia của 11 quốc gia. Các VĐV sẽ tranh tài ở 460 nội dung của 33 môn.

Môn thể thao kỳ lạ của SEA Games này sẽ là Chilone (giống cầu mây) lần đầu tiên được đưa vào thi đấu. Ngoài ra, chủ nhà Myanmar còn giới thiệu môn Thiếu Lâm tự quyền pháp. Vovinam - môn võ của Việt Nam cũng sẽ được thi đấu tại SEA Games 27.

Môn thể thao kỳ lạ của SEA Games này sẽ là Chilone (giống cầu mây) lần đầu tiên được đưa vào thi đấu. Ngoài ra, chủ nhà Myanmar còn giới thiệu môn Thiếu Lâm tự quyền pháp. Vovinam - môn võ của Việt Nam cũng sẽ được thi đấu tại SEA Games 27.

Với những gì kể trên, có thể thấy, SEA Games là sân chơi thiếu ổn định và chiến lược phát triển xuyên suốt hơn 1 thập kỷ qua.

Với những gì kể trên, có thể thấy, SEA Games là sân chơi thiếu ổn định và chiến lược phát triển xuyên suốt hơn 1 thập kỷ qua.

Đến hẹn lại lên, chủ nhà của mỗi kỳ SEA Games lại thay nhau gây sốc. Từ SEA Games 25 tại Lào đến SEA Games 26 tổ chức trên đất Indonesia, số môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức đã bị thay đổi đến 1/3.

Đến hẹn lại lên, chủ nhà của mỗi kỳ SEA Games lại thay nhau gây sốc. Từ SEA Games 25 tại Lào đến SEA Games 26 tổ chức trên đất Indonesia, số môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức đã bị thay đổi đến 1/3.

Hàng trăm VĐV mất cơ hội cọ xát và hàng chục môn thể thao luôn chỉ được mang ra ánh sáng một lần rồi biến mất không tăm tích, nhằm phục vụ cho mục tiêu kiếm huy chương của nước chủ nhà.

Hàng trăm VĐV mất cơ hội cọ xát và hàng chục môn thể thao luôn chỉ được mang ra ánh sáng một lần rồi biến mất không tăm tích, nhằm phục vụ cho mục tiêu kiếm huy chương của nước chủ nhà.

Cuối cùng sự mất công bằng của một sân chơi thể thao khu vực đã trở nên nhức nhối. Và không biết bao giờ những giọt nước mắt bị xử ép như của Hải Yến (trong ảnh) mới ngừng lại trên khuôn mặt các VĐV. (Hà Thành: Thực hiện)

Cuối cùng sự mất công bằng của một sân chơi thể thao khu vực đã trở nên nhức nhối. Và không biết bao giờ những giọt nước mắt bị xử ép như của Hải Yến (trong ảnh) mới ngừng lại trên khuôn mặt các VĐV. (Hà Thành: Thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn