Sao chùa Trăm Gian bị phá tan tành trót lọt như vậy?

Thời sựThứ Năm, 30/08/2012 08:12:00 +07:00

Việc "làm mới" công trình chùa Trăm Gian ngàn tuổi không chỉ phạm Luật di sản, lãng phí tiền của mà còn trà đạp lên lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc.

Việc "làm mới" công trình chùa Trăm Gian ngàn tuổi không chỉ phạm Luật di sản, lãng phí tiền của mà còn chà đạp lên lịch sử và giá trị văn hóa vật thể của dân tộc.

Phạm luật

Chùa Trăm Gian gần ngàn năm tuổi là một di tích tuyệt đẹp nay thuộc Chương Mỹ, TP Hà Nội. Không hiểu vì lý do gì mà người ta đang tay phá dỡ công trình đặc biệt được xếp hạng là di tích quốc gia từ lâu này để làm mới.

Điều đáng tiếc là suốt nhiều tháng thi công ầm ĩ vừa qua mà khi hỏi đến các cơ quan chức năng đều không hay biết ?! Điều đáng nói là ngôi chùa cổ này đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần nhưng đâu vẫn đóng đấy.


Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này. Khi hay tin và về thị sát công trình trái phép vào ngày 24/8, Bộ VHTTDL đã cấp tốc ký văn bản đình chỉ thi công khi việc đã rồi.

Sự việc bị phanh phui khiến dư luận và đặc biệt là các nhà văn hóa, những người làm trong lĩnh vực di sản bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra lúc này là nhanh chóng xác định trách nhiệm thuộc về ai? xử lý thế nào? và làm sao để Chùa Trăm Gian bị tổn thất ít nhất.


Di tích được "cải biên" ầm ĩ nhiều tháng qua nhưng không ai hay, chưa ai chịu trách nhiệm. (Ảnh tuổi trẻ).

Nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa bày tỏ sự bất bình trước sự vi phạm di tích nghiêm trọng vừa diễn ra tại chùa Trăm Gian và chờ đợi sự việc được xử lý rốt ráo. Vấn đề xác định trách nhiệm thuộc về ai, trách nhiệm của những người đứng đầu ngành Di sản đến đâu?

Trách nhiệm quản lý di tích quốc gia rốt cuộc thuộc về ai mà để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy? Sau vụ chùa
 

Khi sự việc bị phát giác, nhiều người không thể hiểu nổi vì sao một công trình lớn và nổi tiếng như vậy lại được thi công ầm ĩ giữa thanh thiên bạch nhật suốt nhiều tháng trời mà không ai biết, không ai tuýt còi, không ai xử lý.



Trăm Gian, có nên đặt ra quy chế quản lý riêng cho các di sản trọng điểm quốc gia hay không? Và phải chăng năng lực quản lý di sản, di tích của chúng ta quá yếu, lực lượng quá mỏng?


Đã có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vụ việc núp bóng trùng tu để phá dỡ ngôi chùa Trăm Gian ngàn tuổi để xây mới. Có một điều chắc chắn: một dự án lớn như vậy một mình nhà chùa không thể làm được mà phải có sự bao che của chính quyền địa phương.

Theo khảo sát của phóng viên thì công trình này ước tính phải lên đến vài chục tỉ đồng và với một dự án lớn như vậy thì trước khi thi công dự án phải được lập bởi một cơ quan chuyên ngành, những người thực hiện cũng phải được đào tạo bài bản về chuyên ngành di sản, trùng tu di tích.


Khi sự việc bị phát giác, nhiều người không thể hiểu nổi vì sao một công trình lớn và nổi tiếng như vậy lại được thi công ầm ĩ giữa thanh thiên bạch nhật suốt nhiều tháng trời mà không ai biết, không ai tuýt còi, không ai xử lý.

Một ngôi nhà dù nhỏ đến mấy khi xây cũng cần phải có giấy phép xây dựng trong khi chùa Trăm Gian lại được làm mới một cách trót lọt như vậy. Cho dù quả bóng trách nhiệm có bị đẩy về phía nào thì việc giám sát cộng đồng với những công trình kiến trúc đặc biệt như thế này vẫn phải có.


Mục 2, Điều 1. Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh (Ban hành theo Quyết định số 05/2003/QĐ - BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin) viết rõ: "Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích". Như vậy có thể khẳng định vụ núp bóng trùng tu ở chùa Trăm Gian không chỉ phạm luật mà còn vi phạm quy chế.

Cách ứng xử quá tệ hại với một di sản!


Sáng 29/8, PV đã liên hệ với ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VHTTDL để hỏi về tiến trình xử lý vụ việc. Ông Tân cho hay Thanh tra Bộ đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng. Người đại diện của Bộ VHTTDL cũng nêu rõ: "Quan điểm của Bộ là yêu cầu dừng công trình lại và lập biên bản chỉ đạo xử lý, sai đến đâu sửa đến đấy, không thể coi như chuyện đã rồi được vì nó sẽ tạo nên một tiền lệ xấu. Cách ứng xử với một di sản ông cha ta để lại như vậy là quá tệ hại.

Trách nhiệm thuộc về cơ quan hành chính, phường xã ở đó sau đó mới đến Sở VHTTDL Hà Nội chứ cơ quan chức năng chúng tôi làm sao cử người nằm ở đó được. Như GS Thuyết đã nói một nhà dân làm sai thế nào các anh đến bắt ngay mà sao cả một ngôi chùa Trăm Gian lớn như thế mà không ai biết? Thanh tra Bộ và Cục Di sản văn hóa đang trong quá trình điều tra vụ việc và chưa có báo cáo lên ngoài việc đình chỉ thi công và đánh giá sơ bộ, chưa có gì cung cấp cho người phát ngôn để có thể trả lời báo chí bài bản vào lúc này".

Được biết sáng 30/8. một cuộc họp báo đột xuất liên quan đến vụ việc phá dỡ chùa Trăm Gian với sự có mặt của đại diện Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL Hà Nội, Bộ Xây dựng và các bên liên quan sẽ được tổ chức tại Hà Nội.

Di tích được "cải biên" ầm ĩ nhiều tháng qua nhưng không ai hay, chưa ai chịu trách nhiệm.
TS,Đặng Văn Bài, Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hoá, Phó chủ tịch Hội Di sản: "Luật đã đề ra rồi, cứ làm trái luật là xử lý thôi. Theo tôi phải thành lập một hội đồng xem xét, đánh giá hiện trạng của di tích chùa Trăm Gian, cái gì làm sai thì trả lại hiện trạng cho nó. Tôi cho rằng qua sự việc phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước".

GS.Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản: "Tôi nghĩ cứ chiểu theo Luật Di sản văn hóa mà làm. Vấn đề này tôi đã nói từ lâu rồi nhưng mọi việc vẫn rơi im lặng".

GS.TS Phạm Mai Hùng - Uỷ viên Hội đồng DSVH quốc gia: "Đây là việc làm vi phạm Luật Di sản văn hóa và chúng tôi đã lên tiếng phản đối từ lâu về việc văn bản cứ ban hành nhưng kiểm tra, theo dõi không ai thực hiện nghiêm chỉnh nên để họ muốn làm gì thì làm".

Theo VNN
Bình luận
vtcnews.vn