Sáng mai, Việt Nam đón hiện tượng thiên nhiên kì vĩ

Thời sựThứ Ba, 05/06/2012 12:55:00 +07:00

(VTC News) - Sáng mai (6/6), Việt Nam sẽ được đón một hiện tượng thiên văn kì vĩ mỗi thế kỷ chỉ diễn ra hai lần: Sao Kim đi ngang qua mặt trời.

(VTC News) - Sáng mai (6/6), Việt Nam sẽ được đón một hiện tượng thiên văn kỳ vỹ mỗi thế kỷ chỉ diễn ra hai lần, và phải 105 năm nữa mới tái diễn lại.

Giới khoa học gọi hiện tượng này là Giao hội. Giao hội năm nay là hiện tượng Sao kim đi ngang qua Mặt trời.


“Giao hội” xảy ra khi một thiên thể, ví dụ như một hành tinh hoặc mặt trăng, đi qua phía trước một thiên thể khác nhìn từ trái đất.

“Giao hội” xảy ra khi một thiên thể, ví dụ như một hành tinh hoặc mặt trăng, đi qua phía trước một thiên thể khác nhìn từ trái đất. 

Đây là sự kiện hiếm có đã không xảy ra từ năm 2004 và không xảy ra lần nữa cho đến năm 2117. Bức tranh dưới đây chỉ ra quãng thời gian giao hội lần trước của sao Kim vào năm 2004, cũng tương tự như giao hội sẽ xảy ra vào năm nay.

Giúp tìm ra những hành tinh ngoại

Trong những những thế kỷ 17 và 18, giao hội của sao Kim giúp các nhà thiên văn có những đo đạc chính xác đầu tiên về khoảng cách đến mặt trời. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia vào những công việc này, bao gồm cả thuyền trưởng Cook, người đã quan sát giao hội vào năm 1769 ở Tahiti.

Ngày nay, các nhà thiên văn sử dụng giao hội để tìm kiếm hành tinh quay quanh các ngôi sao ngoài hệ mặt trời. Chúng ta gọi những hành tinh này là « hành tinh ngoại ».

Tưởng tượng chúng ta đang nhìn vào một ngôi sao ở xa có các hành tinh quá nhỏ quay xung quanh mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Khi một trong những hành tinh này đi ngang qua giữa chúng ta và ngôi sao – có nghĩa là khi hành tinh giao hội với ngôi sao – ngôi sao mờ đi một ít.

Bằng việc đo đạc độ mờ và thời gian độ mờ ngôi sao, các nhà thiên văn có thể tính toán được khối lượng, kích thước của hành tinh và khoảng cách ngôi sao mẹ 

Bằng việc đo đạc độ mờ và thời gian độ mờ ngôi sao, các nhà thiên văn có thể tính toán được khối lượng, kích thước của hành tinh và khoảng cách ngôi sao mẹ.

Điều này cho phép chúng ta biết hành tinh có nhỏ như trái đất hay không, và liệu nó có đang nằm ở khoảng cách thích hợp đến từ ngôi sao để nó không quá nóng mà cũng không quá lạnh để cho sự sống phát triển.

Ngày nay, các nhà thiên văn tại Viện thiên văn và vật lý thiên văn Dunlap (DI) tại đại học Toronto đang xây dựng kính thiên văn tại vùng thượng cự bắc Canada. Họ hy vọng sẽ tận dụng được đêm dài và bầu trời trong veo bắc cực để xác định nhiều hành tinh ngoại mới đang giao hội.

Nhóm các nhà khoa học Canada và Mỹ dẫn đầu bởi tiến sĩ Macintoh và giám đốc viện DI James Graham đang chế tạo máy chụp hình tinh Gemini (GPI), camera tiên tiến nhất từng được chế tạo hiện nay để chụp ảnh và phổ của các hành tình ngoại.

Phần lớn GPI được chế tạo tại Viện vật lý thiên văn Herzberg tại Victoria.

Sử dụng kính để quan sát giao hội như thế nào cho an toàn?

Khuyến cáo
: Đừng bao giờ nhìn lên mặt trời mà không mang các thiết bị bảo vệ mắt! Hành động đó rất dễ làm mắt bị thương nặng và thậm chí có thể bị mù.

Các tấm lọc mặt trời tự chế ở nhà hoặc không được kiểm tra, ví dụ kính chống khói, các tấm film đã rửa, hoặc đĩa CD cũng không an toàn, vì những thiết bị này không bảo vệ chống lại các tia cực tím và tia hồng ngoại có hại.

Kính quan hiện tượng này phải được chế tạo từ vật liệu tráng nhôm 2 lớp chống trầy xước có thể lọc được 99,999% bức xạ mặt trời, bao gồm cả các tia có hại như tia cực tím và tia hồng ngoại.

Kính quan sát "giao hội" 

Trước khi quan sát mặt trời, luôn phải kiểm tra kính quan sát của bạn. Đưa chúng lên quan sát một nguồn sáng nhân tạo nào đó và tìm xem cõ lỗ thủng, vết trầy xước hay vết mòn nào không. ‎Nếu bề mặt bị hư hỏng, thì đừng dùng kính đó để nhìn lên mặt trời.

Bảo quản các phần quang học của kính quan sát giữ chúng cách xa nơi ẩm bụi hay các vật thể sắc nhọn.

Có thể bắt đầu quan sát vào ngày 6 tháng 6 năm 2012 tại một số nơi
Amman, Jordan    01: 06: 10 AM  (GMT +3)
Muscat, Oman    02: 08: 24 AM (GMT +4)
Uzbekistan    03: 07: 29 AM (GMT +5)
Thimphu, Bhutan    04:10:13 AM (GMT +6)
Ha Noi, Vietnam    05: 11:41 AM (GMT +7)
Beijing, China    06:10: 05 AM (GMT +8)
Tokyo, Japan    07:10:58 AM (GMT +9)
Yakutsk, Russia    08: 07: 52 AM (GMT +10)

Hoàng Thanh Phi Hùng

Bình luận
vtcnews.vn