Sale kịch sàn dịp Black Friday, các hãng có 'chiêu trò' gì để có lãi?

Kinh tếThứ Sáu, 25/11/2016 07:20:00 +07:00

Khi mua hàng trong Black Friday, bạn cũng khó có thể trông đợi những món hàng thời thượng, vì các nhãn hàng thường chỉ giảm các sản phẩm đã lỗi mốt để kích cầu, tránh tồn hàng, đọng vốn.

Black Friday hay ngày thứ sáu đen là ngày thứ sáu sau Lễ Tạ ơn của Mỹ. việc có vô số người đổ vào các siêu thị hay cửa hàng để tìm mua hàng giá rẻ trong ngày này là rất bình thường.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao các nhãn hàng và các cửa hàng bán lẻ sẵn sàng giảm tới một nửa giá mà không sợ lỗ?

Vì họ giảm thế nào thì vẫn có lãi!

Câu chuyện ở đây sẽ liên quan đến cách đặt giá của thương hiệu, và giá trị thực của món hàng là bao nhiêu? 

Làm thế nào các nhãn hàng sẵn sàng sale quá nửa giá vào dịp Black Friday mà không hề lỗ? - Ảnh 2.

Làm thế nào các nhãn hàng sẵn sàng sale quá nửa giá vào dịp Black Friday mà không hề lỗ?

Có thể hiểu đơn giản là các nhãn hàng sẽ điều chỉnh giá trị của mặt hàng, sao cho dù giảm giá thì vẫn có lãi. Lấy ví dụ như sau: Một chiếc áo len được nhà cung cấp đưa ra có giá $14,5, nhưng giá bán lẻ đề xuất đưa ra lên tới $50. Con số này sẽ cho phép nhà phân phối nhận được mức lợi nhuận chênh lệch là 70%.

Tuy nhiên, rất ít người mua với giá $50. Thay vào đó, nhà phân phối sẽ hạ giá bán khoảng 10%, xuống còn $44,99, nhằm thu hút nhiều người mua hơn dù họ lãi vẫn rất cao. Cuối cùng đến mùa hoặc đến Black Friday, phần lớn lô áo được bán với giá $21,99 - mức hạ giá 50%. Khách hàng mua được áo với giá (tưởng) hời, còn nhà phân phối vẫn lãi tới 45% giá trị của chiếc áo. 

Trên thực tế, trước kia các nhà bán lẻ không 'chơi chiêu'. Trước năm 1970, các mặt hàng sẽ được đặt đúng giá trị của nó, vậy nên số đợt sale mỗi năm rất ít, và chỉ để dành cho các mặt hàng tồn đọng mà thôi.

Làm thế nào các nhãn hàng sẵn sàng sale quá nửa giá vào dịp Black Friday mà không hề lỗ? - Ảnh 3.

Trước kia, những dịp sale off cực kỳ nhỏ giọt

Nhưng giai đoạn sau năm 1970, các nhãn hàng bắt đầu cạnh tranh theo hướng khác hẳn - đặt giá thật cao và sale xuống. Tất nhiêu vào giai đoạn đầu, phương pháp này vẫn còn hạn chế. Theo Mark Cohen - giáo sư Khoa Kinh doanh ĐH Columbia - giá trị sale off thường không vượt quá 30% để đảm bảo lợi nhuận của cửa hàng.

Nhưng lâu dần, nhà sản xuất bắt đầu thay đổi. Năm 2012, ông Johnson - CEO của Penney (thương hiệu thời trang nữ giới) - cho biết tại công ty của ông, tỉ lệ bán được hàng ở "full price" (giá trị đủ) là cực thấp, chỉ 1/500 mà thôi. Nhưng đến mùa sale, khách hàng sẽ được hưởng mức ưu đãi khoảng 60%.

Cũng theo ông thì khoảng 10 năm trước đó, mức sale chỉ là 38%. Điều này không có nghĩa rằng cửa hàng của ông sale "khủng" hơn, mà chỉ là do mức giá ban đầu đã được đẩy lên khoảng 33%. 

Hàng sale chủ yếu là hàng tồn, đã lỗi mốt

Đối với những thương hiệu được đánh giá là "hàng hiệu bình dân" - hàng hóa có chất lượng tốt mà giá cả hợp túi tiền, thì thường hàng mới về có thể hết trong vài nốt nhạc. Vậy là đến cuối mùa, chỉ những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có thể giảm giá sâu 40% - 50%. Trong khi đó, hàng mới có thể chỉ giảm khoảng 10% - 20% mà thôi. Việc giảm giá như vậy một phần cũng nhằm quảng bá hàng mới đến khách hàng.

Ngoài ra, những nhà bán lẻ có thể được nhãn hàng trợ giá khoảng 20% - 30% để thực hiện những đợt giảm giá mạnh như vậy - đặc biệt là với mặt hàng đồ điện tử. Đây chính là lý do vì sao ngay cả các nhà phân phối tư nhân cũng có thể giảm giá cực kỳ sâu trong những dịp này.

Chính vì thế, khi mua hàng trong Black Friday, bạn cũng khó có thể trông đợi những món hàng thời thượng, vì các nhãn hàng thường chỉ giảm các sản phẩm đã lỗi mốt để kích cầu, tránh tồn hàng, đọng vốn.

Nguồn: Trí thức trẻ
Bình luận
vtcnews.vn