Sai phạm chấn động ở Từ Liêm: Đề nghị công an vào cuộc

Bạn đọcThứ Hai, 17/03/2014 02:24:00 +07:00

(VTC News) - Nhiều độc giả lo lắng về việc xử lý cán bộ vi phạm sau thanh tra sẽ bị ‘quên lãng’ sau ngày tách quận ở Từ Liêm (Hà Nội).

(VTC News) - Nhiều độc giả lo lắng về việc xử lý cán bộ vi phạm sau thanh tra sẽ bị ‘quên lãng’ sau ngày tách quận ở Từ Liêm (Hà Nội).

Sau khi VTC News đăng tải loạtbài những sai phạm chấn động về giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ vàtái định cư của huyện Từ Liêm (Hà Nội), nhiều độc giả đã gửi phản hồi, gọi điệnđến đường dây nóng 01255.911.911 để bày tỏ ý kiến cá nhân, thậm chí nhiều độcgiả là người dân ở huyện Từ Liêm còn đề nghị được cung cấp cho báo nhiều tài liệuliên quan đến những sai phạm này.

“Tôi thật sự bất ngờ trước nhữngthông tin bài báo nêu trên cơ sở kết luận của thanh tra TP Hà Nội và càng lo lắnghơn khi ngày tách quận gần tới dần mà sai phạm chưa được xử lý, ngân sách nhànước bị thất thoát chưa được thu hồi” – độc giả Nguyễn Cao Chiến (quận Cầu Giấy)chia sẻ.

Trong khi đó, độc giả Trần Lực Mạnh(quận Hà Đông) cho rằng, UBND TP Hà Nội và UBND huyện Từ Liêm cần xử lý dứt điểmnhững sai phạm đã được thanh tra chỉ rõ, đặc biệt là tổ chức xử lý những cán bộliên quan bởi “chắc chắn những cán bộ này đang chuẩn bị đang nhận nhiệm vụ ở quậnmới sau khi tách. Đến khi đó, Từ Liêm không còn nữa, liệu những cán bộ này có bịxử lý hay lại yên ấm ở vị trí mới?”.

Từ Liêm
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 tồn tại nhiều sai phạm về GPMB. 

Một độc giả tên T.M ở xã Tây Tựu(huyện Từ Liêm) cho biết, những bức xúc trong giải phóng mặt bằng ở Từ Liêm đãâm ỉ từ lâu, địa bàn nơi độc giả này sinh sống cũng đang tồn tại nhiều bất cập.

“Chúng tôi chỉ mong những sai phạm này sớm được xử lý công khai để nó không cònlặp lại sau khi đã tách quận” – độc giả T.M nói.

“Đề nghị cơ quan điều tra của côngan vào cuộc’ – đó là ý kiến của độc giả Trần Quyết Thắng (quận Thanh Xuân). Theo độc giả Thắng, “những sai phạm mà Thanh tra Hà Nội chỉ rađã rất rõ ràng, thiệt hại do những sai phạm này lên tới hàng trăm tỷ đồng; hànhvi làm giả hồ sơ, đền bù sai đối tượng… là những dấu hiệu vi phạm pháp luậthình sự nên cơ quan điều tra cần nhanh chóng vào cuộc, thâm chí khởi tố vụ án đểđiều tra”.

Cùng chung quan điểm phản ánh vớinhững độc giả trên, nhiều độc giả khác bày tỏ sự bức xúc và lo ngại rằng nhữngsai phạm này sẽ bị lãng quên khi Từ Liêm chính thức được tách thành hai quậnvào cuối tháng 3 tới đây.

Trước đó, tại Kết luận Thanh tra số 795/KL-TTTP(P7) của Thanh tra TPvề việc chấp hành pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưGPMB trên địa bàn huyện Từ Liêm trong thời gian các năm 2008 - 2011 chỉ rõ nhữngsai phạm của huyện Từ Liêm trong việc làm thất thoát hàng chục tỷ đồng, nhiềuđơn vị, tổ chức, cá nhân đã có hành vi lập hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc đất giảmạo, xác nhận không đúng để được hưởng tiền đền bù, hỗ trợ không đúng quy định.

Theo đó phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chính phủ đã yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án Cải tạo, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) trong quý III.2010. Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra còn 39,24m2 của 1 hộ dân và gần 2.120 m2 đất do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội quản lý, sử dụng đã được bồi thường hỗ trợ vẫn chưa GPMB và bàn giao cho các đơn vị có liên quan.

Thêm vào đó, việc Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã tự đề ra chính sách không đúng so với quy định. Kết luận thanh tra chỉ rõ, trong quá trình đền bù GPMB đường 32, ngoài việc áp dụng các chính sách của Nhà nước, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã họp thống nhất hỗ trợ theo đơn giá đất ở cho các hộ sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai.

UBND huyện Từ Liêm.
Đó là những trường hợp đất bị thuhồi là đất lưu không đường 32, các hộ tự lấn chiếm, sử dụng và xây dựng nhàtrái phép. Từ việc làm trên đã dẫn đến sai phạm nghiêm trọng là hỗ trợ tiền đấtkhông đúng cho 219 hộ, với số tiền là gần 52 tỉ đồng.

Ngoài ra, Hội đồng Bồi thường hỗtrợ và tái định cư dự án đã giao đất trái thẩm quyền cho  45 hộ có đất bị thu hồi là đất lưu không đường32, đất nông nghiệp tự chuyển đổi trước ngày 15/10/1993 được đền bù theo đơngiá đất ở (gồm xã Xuân Phương 9 hộ; xã Phú Diễn 32 hộ; xã Minh Khai 4 hộ), từđó dẫn đến đền bù không đúng về đất ở với số tiền gần 8,4 tỉ đồng.

Thanh tra TP Hà Nội nhấn mạnh, tổng sốtiền bồi thường hỗ trợ về đất sai này là hơn 60 tỉ đồng và cần phải thu hồi vềngân sách nhà nước. Đồng thời chỉ rõ, trách nhiệm sai phạm này thuộc UBND huyệnTừ Liêm, Hội đồng BTHT và TĐC dự án, Ban BTGPMB huyện.

Trách nhiệm trực tiếp thuộc vềLãnh đạo UBND huyện, ông Nguyễn Kim Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện; ông NguyễnTiến Thành, Trưởng Ban BTGPMB huyện; bà Nguyễn Thị Nga, Phó GĐ Trung tâm pháttriển quỹ đất huyện; bà Nguyễn Thị Sơn, Trưởng phòng TN và MT huyện và cácthành viên khác của hội đồng  BTHT và TĐCdự án.

Kết luận thanh tra cũng cho biết,“Qua thanh tra đã phát hiện việc giao đất tái định cư không đúng cho 539 hộ vớidiện tích đất xét giao là hơn 32 nghìn m2 và đã giao đất tái định cư cho378/539 hộ với diện tích đã giao là hơn 23 nghìn m3. Trong số 539 hộ nêu trêncó 122/129 hộ tự sử dụng đất lưu không đường 32, được Hội đồng BTHT và TĐC dựán đã hỗ trợ đất theo đơn giá đất ở, sau đó tiếp tục được xét giao đất TĐC” – Kếtluận Thanh tra chỉ rõ.

Thanh tra TP Hà Nội kết luận, trong việcxác nhận nguồn gốc đất, tài sản trên đất của UBND các xã Minh Khai, Phú Diễn đãthực hiện chưa chính xác của 16 hộ, dẫn tới việc bồi thường hỗ trợ đất, tài sảnkhông đúng quy định hơn 761 triệu đồng.

UBND xã Minh Khai, Phú Diễn, thịtrấn Cầu Diễn và Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban bồi thường GPMB huyện TừLiêm cũng đã thiếu kiểm tra, rà soát dẫn tới một số hộ chia tách thửa đất khôngđúng quy định, một số hộ được giao 2 suất tái định cư.

Cụ thể, có 11 hộ sử dụng 11 thửađất ban đầu theo hồ sơ đất đai lưu tại xã Minh Khai, Phú Diễn và thị trấn CầuDiễn. Thế nhưng, trong quá trình lập phương án bồi thường hỗ trợ đã được chiatách để lập thành 29 phương án bồi thường hỗ trợ và được xét tái định cư khôngđúng quy định. Có 10 hộ tại xã Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, mỗi hộ này đượcgiao 2 suất tái định cư.

Nghiêm trọng hơn, có một số đơn vị,tổ chức và cá nhân đã có hành vi lập hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc đất giả mạo,xác nhận không đúng để được hưởng tiền đền bù, hỗ trợ không đúng quy định.

Về việc này, Thanh tra TP Hà Nội chỉ rõ,kho tổng hợp 101 (thuộc Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Biên phòng), đã ra văn bản giaođất cho một số đối tượng không phải là quân nhân, một số đối tượng còn chưa đủ18 tuổi (chưa đủ tuổi nhập ngũ), ghi lùi lại thời gian phát hành văn bản (38 hộthuộc đơn vị kho 101). Tổng số tiền lấy ra từ ngân sách để hỗ trợ về số đất “vôhình” này lên tới gần 3,8 tỉ đồng.

Tương tự, tại xã Minh Khai có 3 hộtự kê khai sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 và UBND xã đã xác nhận cho 3 hộnày. Tuy nhiên, tại thời điểm này các cá nhân đứng tên trong phương án đền bù,hỗ trợ mới từ 9 - 15 tuổi (hộ bà Trần Thị Lệ Hằng, ông Trần Khắc Hùng và bà TrầnThị Lệ Hiệp).

Cũng tại xã Minh Khai, để hợp thứchoá hồ sơ và phương án đền bù, UBND xã còn mắc sai phạm khi xác nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Tố Loan nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đấtnăm 1996 khi mới 11 tuổi. Từ sai phạm này của UBND xã Minh Khai đã dẫn tới cả 4hộ đều được xét giao đất tái định cư với diện tích 225m2.

Từ những sai phạm trên, Thanh traTP Hà Nội đã kiến nghị UBND TP Hà Nội và UBND huyện Từ Liêm có phương án thu hồingân sách bị thất thoát và kiểm điểm, xử lý những cán bộ sai phạm nhưng đếnngày tách quận đã cận kề, việc này vẫn chưa thực hiện xong.

VTC News tiếp tục thông tin về vụviệc.

Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn