Sai lầm 'chết người' khi hạ sốt cho trẻ

Sức khỏeThứ Tư, 19/11/2014 03:50:00 +07:00

(VTC News)- Các bậc phụ huynh có thể làm tình trạng của trẻ trầm trọng hơn nếu áp dụng các biện pháp hạ sốt dưới đây: (HT tổng hợp)

Khi trẻ sốt, nếu không biết xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn thần kinh não nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Khi trẻ sốt, nếu không biết xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn thần kinh não nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Với mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ trẻ có thể chịu đựng được, nhưng với mức sốt cao 39-40 độ C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy não.

Với mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ trẻ có thể chịu đựng được, nhưng với mức sốt cao 39-40 độ C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy não.

Chỉ sờ trán con: Xác định con sốt qua cảm giác khi sờ trán hoặc má là hoàn toàn không chính xác. Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có những chỉ số dưới đây: Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C (100.4F) Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C (100F). Nhiệt độ ở nách cao hơn 37.2 độ C (99F)

Chỉ sờ trán con: Xác định con sốt qua cảm giác khi sờ trán hoặc má là hoàn toàn không chính xác. Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có những chỉ số dưới đây: Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C (100.4F) Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C (100F). Nhiệt độ ở nách cao hơn 37.2 độ C (99F)

Tự ý cho con uống thuốc ngay khi thấy con bị sốt: Trên thực tế, sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và cũng chưa cần phải uống thuốc giảm sốt ngay, uống lúc này không những không giảm được sốt mà ngược lại còn làm tăng thêm 'gánh nặng' cho gan, thận của trẻ.

Tự ý cho con uống thuốc ngay khi thấy con bị sốt: Trên thực tế, sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và cũng chưa cần phải uống thuốc giảm sốt ngay, uống lúc này không những không giảm được sốt mà ngược lại còn làm tăng thêm 'gánh nặng' cho gan, thận của trẻ.

Dùng thuốc tùy tiện: Theo nghiên cứu của BV Nhi trung ương thì có đến 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Dùng thuốc tùy tiện: Theo nghiên cứu của BV Nhi trung ương thì có đến 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ: Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng tuy nhiên thuốc lại được khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ: Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng tuy nhiên thuốc lại được khuyến cáo không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Lạm dụng paracetamol: Paracetamol là loại thuốc hạ sốt rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng paracetamol có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Hơn nữa, việc kết hợp paracetamol với những loại thuốc khác không đúng cách có thể khiến trẻ bị sốt nặng hơn.

Lạm dụng paracetamol: Paracetamol là loại thuốc hạ sốt rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng paracetamol có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Hơn nữa, việc kết hợp paracetamol với những loại thuốc khác không đúng cách có thể khiến trẻ bị sốt nặng hơn.

Lạm dụng thuốc đặt hậu môn: Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng.

Lạm dụng thuốc đặt hậu môn: Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng.

Tự ý truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con: Nhiều phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con để bổ sung nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Tuy nhiên, việc tiêm/truyền khiến trẻ phải chịu đau đớn, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, chưa chắc đã giảm được sốt nhanh, nhất là sốt virut.

Tự ý truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con: Nhiều phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con để bổ sung nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Tuy nhiên, việc tiêm/truyền khiến trẻ phải chịu đau đớn, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, chưa chắc đã giảm được sốt nhanh, nhất là sốt virut.

Cạo gió cho trẻ: Đây là một sai lầm phổ biến thường gặp, cũng bởi khi cạo gió cho trẻ nhỏ có nhiều rủi ro, người lớn không lường trước được. Chẳng may, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió.

Cạo gió cho trẻ: Đây là một sai lầm phổ biến thường gặp, cũng bởi khi cạo gió cho trẻ nhỏ có nhiều rủi ro, người lớn không lường trước được. Chẳng may, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió.

Nhiều bà mẹ thấy con sốt cao quá, nên đã dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang ấm, nếu bạn chườm lạnh, nhiệt độ nóng - lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ suy hô hấp ngay lập tức.

Nhiều bà mẹ thấy con sốt cao quá, nên đã dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang ấm, nếu bạn chườm lạnh, nhiệt độ nóng - lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ suy hô hấp ngay lập tức.

Làm mát bằng rượu, chanh: Bạn đâu biết rõ nguồn gốc và các hợp chất có trong thức uống này mà có thể khiến con trẻ bị ngộc độc. Ngoài ra, việc dùng chanh cũng được khuyến cáo là không nên bởi trong chanh chứa axit loãng, không cẩn thận sẽ làm bỏng da của bé, khiến tình trạng thêm nặng hơn.

Làm mát bằng rượu, chanh: Bạn đâu biết rõ nguồn gốc và các hợp chất có trong thức uống này mà có thể khiến con trẻ bị ngộc độc. Ngoài ra, việc dùng chanh cũng được khuyến cáo là không nên bởi trong chanh chứa axit loãng, không cẩn thận sẽ làm bỏng da của bé, khiến tình trạng thêm nặng hơn.

Vắt chanh vào miệng: khi trẻ lên cơn co giật là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể hít vào phổi và gây nên bệnh viêm phổi hít nặng

Vắt chanh vào miệng: khi trẻ lên cơn co giật là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể hít vào phổi và gây nên bệnh viêm phổi hít nặng

Ủ quá ấm cho bé: Nhiều phụ huynh thấy bé sốt thì sợ con lạnh, ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Hiện tượng này thực sự nguy hiểm nó sẽ gây tổn thương tới não của bé, thậm chí là bị co giật ngay tức thì.

Ủ quá ấm cho bé: Nhiều phụ huynh thấy bé sốt thì sợ con lạnh, ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Hiện tượng này thực sự nguy hiểm nó sẽ gây tổn thương tới não của bé, thậm chí là bị co giật ngay tức thì.

Kiêng nước hoàn toàn: Để con ngâm nước lâu lúc đang sốt là điều không tốt. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu. Cách này giúp hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng da.

Kiêng nước hoàn toàn: Để con ngâm nước lâu lúc đang sốt là điều không tốt. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu. Cách này giúp hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng da.

Không cho trẻ tắm, không cho ngồi điều hòa và trước quạt: Họ lo ngại rằng trẻ dễ bị lạnh và sốt cao thêm. Trên thực tế, khi trẻ em bị sốt thì việc tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp giảm nhiệt rất hữu hiệu. Ngoài ra, việc dùng nước ấm lau người cũng có tác dụng tản nhiệt và giảm sốt rất tốt.

Không cho trẻ tắm, không cho ngồi điều hòa và trước quạt: Họ lo ngại rằng trẻ dễ bị lạnh và sốt cao thêm. Trên thực tế, khi trẻ em bị sốt thì việc tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp giảm nhiệt rất hữu hiệu. Ngoài ra, việc dùng nước ấm lau người cũng có tác dụng tản nhiệt và giảm sốt rất tốt.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện? Nếu trẻ sốt cao hay kéo dài quá 48h kèm theo nôn mửa, ho, khò khè, khó thở… bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Còn trường hợp trẻ sốt cao, co giật, bỏ bú li bì cần nhập viện khẩn cấp.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện? Nếu trẻ sốt cao hay kéo dài quá 48h kèm theo nôn mửa, ho, khò khè, khó thở… bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Còn trường hợp trẻ sốt cao, co giật, bỏ bú li bì cần nhập viện khẩn cấp.

Bình luận
vtcnews.vn