Rợn người vào nghĩa địa lộ thiên ở đảo Bali

Phóng sự - Khám pháThứ Tư, 29/10/2014 03:14:00 +07:00

(VTC News) – Khách tham quan thường được mời cầm một chiếc… đầu lâu để chụp hình lưu niệm. (Thái Hồ)

Đảo Bali của Indonesia là một trong những địa phương kỳ lạ nhất trên thế giới. Văn hóa truyền thống của cư dân bản địa nơi đây được lưu giữ gần như nguyên vẹn, ngay giữa thời kỳ toàn cầu hóa.

Đảo Bali của Indonesia là một trong những địa phương kỳ lạ nhất trên thế giới. Văn hóa truyền thống của cư dân bản địa nơi đây được lưu giữ gần như nguyên vẹn, ngay giữa thời kỳ toàn cầu hóa.

Ngôi làng Terunyan nhỏ bé nằm bên bờ hồ Batur thuộc quận Bangli, khoảng 40km từ thành phố Denpasar. Nơi đây nổi tiếng về một tập tục mai táng hết sức độc đáo và có phần đáng sợ: mai táng lộ thiên.

Ngôi làng Terunyan nhỏ bé nằm bên bờ hồ Batur thuộc quận Bangli, khoảng 40km từ thành phố Denpasar. Nơi đây nổi tiếng về một tập tục mai táng hết sức độc đáo và có phần đáng sợ: mai táng lộ thiên.

Dân cư trong làng là hậu duệ của những thổ dân đầu tiên trên hòn đảo, vẫn giữ gìn tập tục mai táng cổ xưa của cha ông. Họ để cho người chết được ‘nghỉ ngơi’ ngay trên mặt đất.

Dân cư trong làng là hậu duệ của những thổ dân đầu tiên trên hòn đảo, vẫn giữ gìn tập tục mai táng cổ xưa của cha ông. Họ để cho người chết được ‘nghỉ ngơi’ ngay trên mặt đất.

Nghĩa trang của làng có tên gọi là Trunyan nằm ngay ven bờ hồ Batur dưới chân núi, một địa điểm đẹp như tranh với sơn thủy hữu tình. Đó cũng là nơi đặc biệt, thu hút nhiều khách tham quan nhất.

Nghĩa trang của làng có tên gọi là Trunyan nằm ngay ven bờ hồ Batur dưới chân núi, một địa điểm đẹp như tranh với sơn thủy hữu tình. Đó cũng là nơi đặc biệt, thu hút nhiều khách tham quan nhất.

Người ta chỉ có thể tiếp cận khu vực nghĩa trang bằng những chiếc thuyền độc mộc do những người đàn ông trong làng điều khiển. Sẽ mất chừng 20-30 phút để vượt qua hồ, trước khi đến với địa điểm rùng rợn và cũng là linh thiêng nhất nơi đây.

Người ta chỉ có thể tiếp cận khu vực nghĩa trang bằng những chiếc thuyền độc mộc do những người đàn ông trong làng điều khiển. Sẽ mất chừng 20-30 phút để vượt qua hồ, trước khi đến với địa điểm rùng rợn và cũng là linh thiêng nhất nơi đây.

Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi bước chân vào nghĩa địa, là những hàng dài đầu lâu, xương trắng… được xếp la liệt dọc theo các bức tường bằng đá. Cảnh tượng hoang vu và đáng sợ, y hệt như bước vào một thước phim kinh dị.

Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi bước chân vào nghĩa địa, là những hàng dài đầu lâu, xương trắng… được xếp la liệt dọc theo các bức tường bằng đá. Cảnh tượng hoang vu và đáng sợ, y hệt như bước vào một thước phim kinh dị.

Nghĩa địa được chia ra làm ba khu vực, chính là những mồ chôn tập thể dành riêng cho cho ba cái chết khác nhau. Sự phân chia dựa theo độ tuổi, sự nguyên vẹn của thi hài và cả nguyên nhân gây ra cái chết.

Nghĩa địa được chia ra làm ba khu vực, chính là những mồ chôn tập thể dành riêng cho cho ba cái chết khác nhau. Sự phân chia dựa theo độ tuổi, sự nguyên vẹn của thi hài và cả nguyên nhân gây ra cái chết.

Ngôi mộ chính được xem là linh thiêng và tốt nhất. Những thi hài mai táng ở đây phải là cơ thể còn nguyên vẹn, không có khuyết tật, và nguyên nhân chết phải được coi là hợp lý, không phải tự tử hay tai nạn.

Ngôi mộ chính được xem là linh thiêng và tốt nhất. Những thi hài mai táng ở đây phải là cơ thể còn nguyên vẹn, không có khuyết tật, và nguyên nhân chết phải được coi là hợp lý, không phải tự tử hay tai nạn.

Ngôi mộ thứ hai là nơi đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ và những người trưởng thành nhưng chưa bao giờ thực sự kết hôn. Tuy nhiên vẫn có điều kiện là cơ thể phải nguyên vẹn và không khiếm khuyết.

Ngôi mộ thứ hai là nơi đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ và những người trưởng thành nhưng chưa bao giờ thực sự kết hôn. Tuy nhiên vẫn có điều kiện là cơ thể phải nguyên vẹn và không khiếm khuyết.

Ngôi mộ cuối cùng gọi là Sentra Bantas, chính là nơi mai táng những con người thiếu may mắn nhất. Họ là những kẻ khiếm khuyết, tật nguyền… hoặc cũng có thể là chết do tai nạn hay tự tử.

Ngôi mộ cuối cùng gọi là Sentra Bantas, chính là nơi mai táng những con người thiếu may mắn nhất. Họ là những kẻ khiếm khuyết, tật nguyền… hoặc cũng có thể là chết do tai nạn hay tự tử.

Những người chết được đưa đến nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt, gọi là xuồng ba lá Pedau. Phương pháp mai táng truyền thống mepasah sau đó, gần như đặt thi thể hoàn toàn lộ thiên ngay trên mặt đất.

Những người chết được đưa đến nghĩa trang bằng phương tiện đặc biệt, gọi là xuồng ba lá Pedau. Phương pháp mai táng truyền thống mepasah sau đó, gần như đặt thi thể hoàn toàn lộ thiên ngay trên mặt đất.

Sau khi tiến hành các nghi lễ cần thiết, người ta đặt xác chết vào một cái hố chỉ sâu chừng 20cm, sau đó không hề vùi lấp mà dựng lên một hàng rào bằng tre nứa bao bọc xung quanh, kiểu như một chiếc lồng.

Sau khi tiến hành các nghi lễ cần thiết, người ta đặt xác chết vào một cái hố chỉ sâu chừng 20cm, sau đó không hề vùi lấp mà dựng lên một hàng rào bằng tre nứa bao bọc xung quanh, kiểu như một chiếc lồng.

Việc dựng hàng rào cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Trên thực tế, thi hài người chết gần như phơi ra hoàn toàn trước mưa nắng gió sương.

Việc dựng hàng rào cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Trên thực tế, thi hài người chết gần như phơi ra hoàn toàn trước mưa nắng gió sương.

Quá trình phân hủy diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng điều kỳ quái là chúng không hề bốc mùi hôi thối.

Quá trình phân hủy diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng điều kỳ quái là chúng không hề bốc mùi hôi thối.

Không khí trong nghĩa trang vẫn hết sức trong lành, thậm chí dân làng còn cho là có mùi… thơm hương mộc.

Không khí trong nghĩa trang vẫn hết sức trong lành, thậm chí dân làng còn cho là có mùi… thơm hương mộc.

Họ giải thích điều đó là nhờ sự hiện diện của một cái cây thần có tên gọi Tarumenyan (một loài cây đặc hữu trong vùng, cùng họ với cây đa), ngay trong khu vực nghĩa trang.

Họ giải thích điều đó là nhờ sự hiện diện của một cái cây thần có tên gọi Tarumenyan (một loài cây đặc hữu trong vùng, cùng họ với cây đa), ngay trong khu vực nghĩa trang.

Người ta tin rằng cây thần đã hấp thụ mùi hôi thối, và còn tỏa ra hương thơm để trung hòa độc khí phát sinh từ xác chết. Ngoài ra cái cây khổng lồ còn giống như là một vị thần canh gác, bảo vệ cho những linh hồn đang yên nghỉ nơi đây.

Người ta tin rằng cây thần đã hấp thụ mùi hôi thối, và còn tỏa ra hương thơm để trung hòa độc khí phát sinh từ xác chết. Ngoài ra cái cây khổng lồ còn giống như là một vị thần canh gác, bảo vệ cho những linh hồn đang yên nghỉ nơi đây.

Những người dân trong làng rất tự nhiên với hàng đống xương trắng phơi bày trong nghĩa địa. Họ thậm chí còn mời khách tham quan chọn lấy một chiếc đầu lâu để… tạo dáng chụp hình.

Những người dân trong làng rất tự nhiên với hàng đống xương trắng phơi bày trong nghĩa địa. Họ thậm chí còn mời khách tham quan chọn lấy một chiếc đầu lâu để… tạo dáng chụp hình.

Bình luận
vtcnews.vn