Quái vật tiền sử hiện diện giữa biển cả

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 24/08/2014 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Quần đảo Galapagos, cách đất liền 1.000km, có một loài được coi là 'quái vật', hiện diện ở đây từ thời tiền sử. (Tuyết Tuyết)

Ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất liền 1.000km, có một loài được coi là 'quái vật', hiện diện ở đây từ thời tiền sử.

Ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất liền 1.000km, có một loài được coi là 'quái vật', hiện diện ở đây từ thời tiền sử.

Đó là loài cự đà biển, một loài bò sát đặc hữu của quần đảo Galapagos. Môi trường sống của loài này là khu vực bãi đá, đầm lầy, rừng ngập mặn.

Đó là loài cự đà biển, một loài bò sát đặc hữu của quần đảo Galapagos. Môi trường sống của loài này là khu vực bãi đá, đầm lầy, rừng ngập mặn.

Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus. Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.

Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus. Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.

Con đực có chiều dài cơ thể từ 1,7 - 2m, nặng 20kg khi trưởng thành. Cự đà cái nhỏ hơn một chút, chúng chỉ dài khoảng từ 0,6 - 1m và trọng lượng cơ thể chỉ bằng nửa con đực.

Con đực có chiều dài cơ thể từ 1,7 - 2m, nặng 20kg khi trưởng thành. Cự đà cái nhỏ hơn một chút, chúng chỉ dài khoảng từ 0,6 - 1m và trọng lượng cơ thể chỉ bằng nửa con đực.

Chúng có cái đầu to, đuôi dài, xương sống có gai nhọn dài và toàn thân được bảo vệ bằng lớp da cườm xù xì, trông thật kỳ quái.

Chúng có cái đầu to, đuôi dài, xương sống có gai nhọn dài và toàn thân được bảo vệ bằng lớp da cườm xù xì, trông thật kỳ quái.

Nhưng thật oan uổng khi gọi chúng là 'quỷ biển' bởi chúng là loài gần như vô hại với con người và các sinh vật khác sống trên bãi biển.

Nhưng thật oan uổng khi gọi chúng là 'quỷ biển' bởi chúng là loài gần như vô hại với con người và các sinh vật khác sống trên bãi biển.

Món ăn ưa thích của loài này là tảo và rong biển. Chiếc mũi phẳng và hàm răng sắc nhọn giúp chúng ăn được những mảng tảo bám chặt vào đá.

Món ăn ưa thích của loài này là tảo và rong biển. Chiếc mũi phẳng và hàm răng sắc nhọn giúp chúng ăn được những mảng tảo bám chặt vào đá.

Tuyến hô hấp của cự đà biển có khả năng lọc bớt lượng muối trong máu và đào thải ra ngoài thông qua mũi. Vì vậy trên mặt và đầu của cự đà luôn có mảng bột trắng xóa.

Tuyến hô hấp của cự đà biển có khả năng lọc bớt lượng muối trong máu và đào thải ra ngoài thông qua mũi. Vì vậy trên mặt và đầu của cự đà luôn có mảng bột trắng xóa.

Không chỉ sống trên cạn như cự đà đất mà cự đà biển bơi lội rất cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu 9 - 10m, với thời gian 30 phút để tìm kiếm thức ăn.

Không chỉ sống trên cạn như cự đà đất mà cự đà biển bơi lội rất cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu 9 - 10m, với thời gian 30 phút để tìm kiếm thức ăn.

Với những móng sắc nhọn, cự đà biển có thể bám chặt vào những tảng đá giúp chúng không bị văng xa khi có sóng dữ.

Với những móng sắc nhọn, cự đà biển có thể bám chặt vào những tảng đá giúp chúng không bị văng xa khi có sóng dữ.

Điều đặc biệt là màu da của cự đà biển thay đổi theo mùa. Mùa đông da của chúng thường tối màu, nhưng mùa hè da của chúng sặc sỡ với các màu cam, đỏ, xanh xám...

Điều đặc biệt là màu da của cự đà biển thay đổi theo mùa. Mùa đông da của chúng thường tối màu, nhưng mùa hè da của chúng sặc sỡ với các màu cam, đỏ, xanh xám...

Cự đà biển thường sống theo đàn từ 3 đến vài chục con.

Cự đà biển thường sống theo đàn từ 3 đến vài chục con.

Mùa sinh sản, da cự đà đực rực rỡ hơn nhằm thu hút bạn tình. Chúng thường di chuyển đến những vùng có đất, cát mềm và ít sóng để sinh nở.

Mùa sinh sản, da cự đà đực rực rỡ hơn nhằm thu hút bạn tình. Chúng thường di chuyển đến những vùng có đất, cát mềm và ít sóng để sinh nở.

Cự đà biển bới một cái hố sâu xuống lòng đất và đẻ trứng vào đó. Trong thời gian ấp trứng, cự đà đực luôn thường trực để bảo vệ 'vợ con' mình trước những kẻ thù bên ngoài.

Cự đà biển bới một cái hố sâu xuống lòng đất và đẻ trứng vào đó. Trong thời gian ấp trứng, cự đà đực luôn thường trực để bảo vệ 'vợ con' mình trước những kẻ thù bên ngoài.

Với nhiều đặc điểm giống nhau giữa cự đà đất và cự đà biển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra thuyết rằng, chúng cùng chung tổ tiên. Chúng đã trôi ra đảo khi nước biển dâng cao.

Với nhiều đặc điểm giống nhau giữa cự đà đất và cự đà biển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra thuyết rằng, chúng cùng chung tổ tiên. Chúng đã trôi ra đảo khi nước biển dâng cao.

Những năm gần đây bão nhiệt đới xảy ra thường xuyên làm lượng thức ăn của cự đà giảm xuống đáng kể. Vì thế, chiều dài cơ thể chúng cũng bị giảm đi.

Những năm gần đây bão nhiệt đới xảy ra thường xuyên làm lượng thức ăn của cự đà giảm xuống đáng kể. Vì thế, chiều dài cơ thể chúng cũng bị giảm đi.

Cự đà biển là loài dễ tổn thương. Hiện loài vật này đã được công ước CITES và luật pháp của Ecuador bảo vệ.

Cự đà biển là loài dễ tổn thương. Hiện loài vật này đã được công ước CITES và luật pháp của Ecuador bảo vệ.

Bình luận
vtcnews.vn