‘Quái vật tiền sử’ ẩn sâu dưới đáy đại dương

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 09/02/2014 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Chúng được coi là  ‘hóa thạch sống’ của họ hàng cá mập tiền sử, tồn lại cùng thời với khủng long cả trăm triệu năm trước. (Dũng Thoại)

Loài vật vừa giống rắn, lươn, chình này lại là cá mập.

 

Chúng được coi là  ‘hóa thạch sống’ của họ hàng cá mập tiền sử, tồn lại cùng thời với khủng long hàng triệu năm trước.


Chúng được nhà động vật học người Mỹ nghiên cứu chính thức vào năm 1884. Ông gọi chúng là ‘loài cá mập kì dị’, khi bắt được một con tại vịnh Sagami, Nhật Bản.  

Loài cá mập kì quái này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: cá mập viền, cá mập mào, cá mập thằn lằn hay cá mập rắn.

Chúng có tên khoa học là Chlamydoselachus anguineus. Chúng sống và phân bố gần như khắp các vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Chúng có thân dài, da trơn, màu nâu sẫm, không vẩy, tựa như loài lươn. Tuy nhiên cái đầu lại to, miệng rộng tựa như rắn. Khi trưởng thành chúng có độ dài từ 1,5m đến 2m.

Tuy có cấu tạo miệng ngắn song có tới 300 chiếc răng nhọn như kim trải dài đến tận cùng của khung hàm.

Với cấu tạo bộ nhá như vậy, cá mập thằn lằn không thể cắn xé con mồi như các loài cá mập khác, mà chúng thường đớp và nuốt chửng con mồi.  

Ngoài việc đớp mồi tựa như loài rắn, cá mập thằn lằn sử dụng 6 lớp mang của mình đóng mở liên hồi để hút con mồi nhạy chẳng khác gì một khối nam châm.

Các nhà động vật học cho rằng cá mập thằn lằn có mặt trên trái đất thời Creta cách đây 95 triệu năm hoặc thậm chí là cuối kỷ Jura cách thời điểm hiện tại là 150 triệu năm.

Để thích ứng với môi trường sống sâu 1.000 – 1.500m dưới đáy biển, xương của chúng dần bị vôi hóa.

 

Gan phát triển và chứa đầy chất béo ở nồng độ thấp cho phép chúng duy trì trạng thái sống ít vận động trong môi trường nước.

Vì sống ở độ sâu như vậy nên mùa sinh sản của cá mập thằn lằn không được xác định rõ ràng.

Cứ  2 tuần trứng lại rụng vào thành tử cung. Nếu được thụ tinh, phôi thai dài từ 6 – 8cm, thì cá mập đẻ trứng vào môi trường nước.

Thời kì ấp trứng kéo dài từ 3 – 6 tháng. Cá mập con mới nở có chiều dài từ 40 – 60cm.

Cá mập thằn lằn là loài hiếm gặp nhưng không nguy hiểm với đối với con người.  

Tuy sống ở vùng nước sâu song con người đã tìm mọi cách để đánh bắt vì chất lượng thịt rất ngon.

Cá mập thằn lằn đã bị liệt vào danh sách các loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của Trung tâm bảo tồn động vật IUCN.

Bình luận
vtcnews.vn