Putin: 'Nga hoặc là độc lập hoặc sẽ không tồn tại'

Thế giớiThứ Bảy, 06/12/2014 05:07:00 +07:00

Theo RT, đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước các quan chức nhân quyền quốc tế.

Theo RT, đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước các quan chức nhân quyền quốc tế liên quan đến việc thay đổi luật trong đó cho phép một số tổ chức phi chính phủ (NGO) của Nga được đăng ký là “đại diện nước ngoài”.

Tổng thống Nga Putin đồng ý rằng luật về “đại diện nước ngoài” sẽ là rất tốt nhưng cho rằng luật này chỉ được thông qua khi điều kiện thực tế thay đổi bởi luật này không phải được tạo ra để làm cho cộng đồng hoạt động vì nhân quyền phải bẽ mặt.
Vấn đề độc lập chủ quyền cũng được Tổng thống Nga nhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang ngày 4/12 
“Tôi đã tuyên bố điều này trong Thông điệp Liên bang ngày 4/12 và tôi hoàn toàn tin rằng hoặc Nga là một nước có chủ quyền hoặc sẽ không còn nước Nga nữa”, ông Putin khẳng định.
Tổng thống Nga khẳng định vấn đề độc lập quan trọng với Nga hơn so với rất nhiều quốc gia nhỏ khác vốn không có gốc rễ bền vững và có thể dễ dàng thay đổi lập trường của mình theo tình hình chính trị toàn cầu.
“Đối với Nga điều này không thể xảy ra. Nếu chúng tôi không có chủ quyền, chúng tôi sẽ tự giải tán một cách lặng lẽ hoặc có thể là với một quá trình nhiều biến cố. Cả hai điều này đều là không thể tưởng tượng nổi”, ông Putin nói.
Trước đề nghị của bà Ella Pamfilova,  Cao ủy về Nhân quyền của Nga rằng, Luật Liên bang về Đại diện nước ngoài cần phải thay đổi “để không khiến ai đó bị bẽ mặt và cho phép các nhà hoạt động xã hội làm việc bình thường”, ông Putin khẳng định các quan chức Nga sẽ hợp tác để có thể hoàn thiện Luật này.
Tổng thống Nga Putin cũng chỉ trích quan điểm của bà Pamfilova cho rằng bộ luật gây tranh cãi nói trên được đưa ra để không ai có thể gây ảnh hưởng đến chính trị của Nga bằng các biện pháp tài chính từ bên ngoài.
“Khi một ai đó ở ngoài biên giới Nga chi tiền để thay đổi tiến trình chính trị trong nước, tôi có thể đảm bảo rằng, dù họ nói gì đi chăng nữa thì mục đích chính của họ không phải là để phục vụ lợi ích quốc gia mà chỉ là lợi ích của chính họ”.
Trước đó, cuối năm 2012, Nga đã ra Luật về Đại diện nước ngoài, trong đó không cho phép mọi tổ chức phi chính phủ nhận tiền tài trợ từ nước ngoài hoặc tham gia vào các hoạt động chính trị được đăng ký là “đại diện nước ngoài” nếu không sẽ bị phạt rất nặng.
Bộ luật này đã nhận được nhiều lời phàn nàn từ các nhà hoạt động xã hội và các quan chức về nhân quyền. Họ đe dọa sẽ cắt những khoản tiền tài trợ từ nước ngoài cho các tổ chức nói trên.

TheoVOV
Bình luận
vtcnews.vn