Những bí ẩn lịch sử bị con người lãng quên (P2)

Phóng sự - Khám pháThứ Bảy, 15/05/2010 10:09:00 +07:00

(VTC News) - Robin Hood là ai? Quân đoàn La Mã bị mất tích thế nào? Bản thảo Voynich viết gì? Xác ướp Tarim 2.000 năm của người da trắng sao lại ở Trung Quốc?

(VTC News) - Robin Hood là ai? Quân đoàn La Mã bị mất tích thế nào? Bản thảo Voynich viết gì? Xác ướp Tarim 2.000 năm của người da trắng sao lại ở Trung Quốc?

Robin Hood là ai?

Những nỗ lực kiếm tìm trong lịch sử về tên trộm huyền thoại Robin Hood đã làm xuất hiện vô số những cái tên. Ứng viên đầu tiên là một kẻ lang thang đến từ vùng Yorkshire có tên Robert Hod, cũng được gọi là Hobbehod hay Robert Hood của vùng Wakefield.

Cho đến nay vẫn không ai biết Robin Hood là ai. 

Rất nhiều những danh tính khác được đưa ra làm cho việc xác định trở nên phức tạp hơn khi cái tên Robin Hood đã trở thành một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.

Khi văn chương lại phụ họa thêm những nhân vật mới vào câu chuyện như Hoàng tử John và Richard Trái tim sắt thì thực hư về tên trộm Robin Hood lại thêm phần mờ ảo và cho đến ngày nay thì không ai biết thực sự tên trộm thú vị này là ai.

Quân đoàn La Mã bị mất tích

Sau khi những người Parthians đánh bại quân đội đang yếu thế của tướng La Mã Crassus thì truyền thuyết có kể rằng một toán nhỏ những tù nhân chiến tranh đã phải lang thang qua vùng sa mạc và cuối cùng thì bị quân đội nhà Hán vây bắt 17 năm sau đó.
Hình ảnh quân đội La Mã trước lúc giao chiến. 

Sử gia người Trung Quốc thế kỷ đầu tiên là Ban Gu đã có những ghi chép về một cuộc chạm trán với một đội quân lạ lùng khoảng 100 chiến binh chiến đấu trong “thế trận vảy cá” độc nhất vô nhị của quân La Mã.

Một sử gia ở Oxford là người so sánh những tư liệu lịch sử khẳng định rằng, quân đoàn bị mất tích của người La Mã được phát hiện ở một thị trấn nhỏ gần sa mạc Gobi mà người Trung Quốc gọi là Liqian. Các thử nghiệm ADN đang được tiến hành nhằm tìm ra câu trả lời và hy vọng sẽ phần nào đó giải thích được những điều ẩn chứa trong những đôi mắt xanh, tóc vàng và thích xem đấu bò của cư dân nơi đây.

Bản thảo Voynich

Bản thảo Voynich là một tài liệu thời trung cổ được viết bằng một dạng chữ, một ngôn ngữ chưa ai biết tới. Trong hơn 100 năm qua, đã có nhiều người tìm cách phá được mật mã của nó nhưng vô ích.
Không ai biết bản thảo này viết gì. 

Điểm ấn tượng nhất của bản thảo này là nó gợi ra một điều là nó được viết ra để được sử dụng làm cuốn dược điển hay để giải quyết những vấn đề trong y học thời trung cổ và thời cận đại.

Tuy nhiên, những chi tiết gây đau đầu của những minh họa trong bản thảo này đã thổi bùng lên nhiều giả thuyết về nguồn gốc của cuốn sách, nội dung trong đó và mục đích khi tác giả viết nên nó. Tài liệu này chứa những minh họa cho thấy cuốn sách này được chia làm sáu phần, bao gồm: Thảo mộc, Thiên văn, Sinh học, Vũ trụ, Dược học, và những công thức.

Xác ướp Tarim

Một phát hiện khoa học kinh ngạc về một xác ướp 2.000 năm tuổi ở vịnh Tarim, phía tây Trung Quốc đã diễn ra vào đầu những năm 90. Nhưng điều gây kinh ngạc hơn, chính phát hiện này lại nằm ở sự thật sửng sốt là xác ướp có tóc màu vàng và mũi dài.
Xác ướp Tarim. 

Vào năm 1993, Victor Mayer, một giáo sư đại học đã thu thập mẫu ADN từ các xác ướp này và các thử nghiệm của ông xác nhận tất cả các thi thể này đều thuộc một nhóm người châu Âu có quan hệ di truyền với nhau.

Những ghi chép của người Trung Quốc xa xưa, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên TCN đã có đề cập đến những nhóm người da trắng Cáp-Ca cư ngụ ở vùng viễn đông được cho là các nhóm người Bai, Yeuzhi và Tocharian. Mặc dù vậy, cũng chưa có ai làm hé lộ được nguyên do tại sao những người này lại có kết cục ở đó như vậy.

Sự biến mất của Nền văn minh Thung lũng Indus

Những cư dân sống ở Thung lũng Indus xa xưa, nền văn minh được biết đến có lịch sử lâu đời nhất của Ấn Độ, có một nền văn hóa trải dài từ Tây Ấn đến Afghanistan và dân số có lúc lên tới 5 triệu người.
Tàn tích của nền văn minh Indus. 

Nét ấn tượng của nền văn minh được cho là cổ nhất của Ấn Độ là họ đã xây dựng được những hệ thống dẫn nước tải hết sức tinh vi, những nhà tắm được xây dựng một cách hoàn hảo.

Sự biến mất đột ngột của nền văn minh này có thể được so sánh với sự sụp đổ của nền văn minh Maya. Cho đến nay vẫn chưa có chứng cứ khảo cổ học nào cho thấy sự hiện diện của quân đội, nô lệ, những cuộc xung đột hay những khía cạnh khác của những xã hội cổ đại. Không ai biết được nền văn minh này đi đâu về đâu.

Tân Vũ (Theo The Mysteries, Listverse)
Bình luận
vtcnews.vn