Cuộc đời huyền thoại của ‘người rừng ung thư’ Trần Ngọc Lâm

Phóng sự - Khám pháThứ Hai, 21/04/2014 12:41:00 +07:00

Ông Lâm sản xuất trà Trường Sinh Thang để cộng đồng được sử dụng, ngừa một số bệnh ung thư do nhiễm độc.

(VTC News) - Ông Lâm sản xuất trà Trường Sinh Thang để cộng đồng được sử dụng, ngừa một số bệnh ung thư do nhiễm độc.

Đi làm để chết

Từ Núi Xẻ, tôi và nhạc sĩ Lê Trọng Hùng (nhà ở Sapa) xẻ rừng lên đỉnh Fansipan tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Cuốc bộ đến hết ngày thứ 2, mới gặp được ông Lâm, khi ông đang rọc vỏ cây thuốc trên độ cao 2.800m. Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ, trông ông như người bình thường. Mái tóc sương gió, bộ râu quai nón, lưng đeo balô, xỏ đôi giày vải bộ đội, đội mũ tai bèo lúp xúp, ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác.

Ông Lâm dẫn tôi cuốc bộ ngược hướng đỉnh Fansipan tìm đến cái hang, nơi ông sinh sống và tu thiền suốt mấy năm trời. Đó là cái hang đá nông choèn, chỉ đủ cho một người nằm. Ngay phía trên hang đá này, là một hang động của bầy khỉ. Bọn khỉ ríu rít ở trên đầu. Cách đó chừng 200m, là hang của vợ chồng nhà gấu. Tại hang đá này, ông đã đấu tranh sinh tử với căn bệnh ung thư phổi qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, mùa đông lúc nào cũng âm độ, nước đóng băng, tuyết phủ trắng trời.

Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của Bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao. Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai đưa ông về Bệnh viện Quân đội 103, mới biết ông bị ung thư phổi, đã di căn. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với bệnh ung thư ở bệnh viện, mà rồi vẫn chết, nên ông trốn bệnh viện về Lào Cai. Ông giấu bệnh tật của mình, làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn.
Ông Lâm sống trong hang đá trên đỉnh Fansipan 
Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Vận động quá sức, khiến máu ộc cả ra mồm, mũi. Ông cắn tấm khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông nghiến nát mấy cái khăn. Những lúc gara ô tô không có việc, ông sang Trung Quốc làm cửu vạn bốc vác thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi về cho vợ nuôi 3 người con. Ông không dùng đồng tiền kiếm được để bồi bổ, ăn uống, mua thuốc. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó. Ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Sau này, các thiền sư Tây Tạng bảo rằng, nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.

Thiền sư bí ẩn và những bài thuốc quý


Hồi làm thuê ở thị trấn Vân Sơn (Trung Quốc), biết ông Lâm giỏi võ, Vàng Lù Pao đã tìm gặp ông. Pao có một đội xe siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Hà Khẩu (Lào Cai) lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.

Cuối năm 1993, khi đoàn xe đến thị trấn Lhasa, nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepal, trên độ cao 3.600m, thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Cạnh đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền.

Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Vị thiền sư bảo: "Tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn". Ông Lâm tin lời nói đó là thật nên xin Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.

Ông Lâm theo vị thiền sư leo lên lưng dãy Hymalaya. Con đường ngược như đường lên trời. Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt. Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết. Người nhà đưa họ vượt ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn. Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.

Vị thiền sư có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân. Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng: "Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên không?". Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một giáo viên người Tạng, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch. Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, "rất nóng và có quả chuối", đã đánh thắng cả quân Mông Cổ, trong khi, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.

Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát đại để: "Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh...". Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.

Thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Ông sợ nói ra người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh phổi của mình. Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, ông Lâm đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành bài thuốc mà các thiền sư Tây Tạng gọi là Trường Sinh Thang. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng bài thuốc này. Bài thuốc Trường Sinh Thang có rất nhiều tác dụng như phòng các bệnh ung thư do nhiễm độc, tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Đây có thể coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay trà từ hàng ngàn năm qua.

Điều trị ở trong hang, dù chỉ được ăn hạt răng ngựa, rất kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa. 4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: "Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy". Ông Lâm buồn rầu nói: "Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?". Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: "Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?". "Còn duyên thì gặp được thôi!" - vị thiền sư nói rồi quay đi. Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng ông vẫn phải ra đi.

Bò lên đỉnh Fansipan

Rời dãy núi Hymalaya, ông Lâm tiếp tục công việc theo đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao. Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì. Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm nữa.

Đầu năm 1997, Hà Khẩu mở cửa thông thương, ông về Lào Cai cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg. Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị ung thư phổi. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì. Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.
Ngoài lúc hái thuốc, ông Lâm ngồi thiền trong giá lạnh theo phương pháp thiền Tây Tạng 
Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực. Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò. Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Điều kỳ diệu đã xảy ra, khi ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông nhổ những cây thuốc quý mà vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.

Trên độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào. Hàng ngày, ông mặc phong phanh trong giá lạnh để thiền, điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ. Trong nhiều chuyến đi rừng cùng ông, đêm xuống, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa cháy bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng cả đêm, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương. Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền diệu. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, thì có thể sống được rất lâu. Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.

Những kỳ hoa dị thảo

Trong những chuyến đi vào rừng sâu, leo lên núi cao với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ kỳ hoa dị thảo. Những loại thảo dược mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược. Trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm rất nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến. Trước đây, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự gọi nó là cỏ kim tuyến. Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình. Hồi trèo lên Fansipan, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh. Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành dược, nhưng không vị nào biết. Có vị còn bảo nó không có giá trị gì cả.
Ông Lâm bên cây thuốc quý 
Ông Lâm vốn có nhiều năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ xảo quyệt trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài. Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn. Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Hôm ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”. Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ. Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Chính vì cỏ nhung quý hiếm như thế, bị Trung Quốc thu mua tận diệt nên bây giờ, tôi và ông Lâm đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.

Theo ông Lâm, cỏ nhung này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi. Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều tiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn. Loài sâm trúc này cũng từng có nhiều ở Tây Tạng. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Ông Lâm từng đào được một củ sâm 800 tuổi, thân nó có 800 đốt. Ông Lâm thừa biết giá trị củ sâm đó rất khủng khiếp nếu bán sang Trung Quốc, tuy nhiên, ông đã không làm vậy. Nếu bán nó sang Trung Quốc, người Trung Quốc biết Hoàng Liên Sơn có sâm quý, họ sẽ tìm sang thu mua tận diệt. Thế nên, thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Một số nhà khoa học xem bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi của ông Lâm đã choáng váng. Dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.

Ông Lâm chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 2.000, ông bỗng thấy đồng bào Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới. Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”. Lúc đó, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ tiết trúc nhân sâm sang Lào Cai, đến tận các bản người Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói. Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, là nấm phục linh thiên. Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây vân sam hàng ngàn năm tuổi. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, số lượng khoảng 400 cây. Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng vân sam. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng. Xưa kia, loài nấm này dùng để cung tiến triều đình và chỉ vua chúa mới được ăn. Nấm phục linh thiên hầm với chim công làm món ăn bổ dưỡng tuyệt đỉnh cho vua chúa.

Hồi sang Tây Tạng thăm lại các thiền sư, ông tặng mấy quả nấm phục linh thiên. Các vị thiền sư đã chết lặng khi nhận được món quà mà với họ là vô cùng quý hiếm. Vị thiền sư từng chữa bệnh ung thư cho ông Lâm hỏi: “Con lấy thứ quý hiếm này ở đâu ra vậy?”. Ông Lâm trả lời: “Ở Việt Nam con nấu canh ăn hàng ngày”. Vị thiền sư đã tát ông Lâm một cái nổ đom đóm và bảo: “Anh có biết việc anh ăn vô tội vạ như thế đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người không?”.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy phục linh thiên có tác dụng ức chế mạnh khối u. Khi ông cho thêm vài lát phục linh thiên vào bài thuốc, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì nấm phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.

Bí mật trồng thần dược trong rừng thẳm

Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, nên nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo dược cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào. Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư. Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng. Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật. Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang. Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại. Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa.
Ông Lâm tự hái thuốc trong rừng 
Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có. Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng. Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya. Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch. Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy". Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, gạt nước mắt xuống núi về nước.

Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào. Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống, rất nhiều vườn ngũ trảo long đã hình thành. Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long. Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.

Đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Ngũ Chỉ Sơn (Lào Cai), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long. Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm. Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở những nơi mà dùng ống nhòm cũng không thấy được. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo: “Đời con, đời cháu của tôi chắc gì đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.

Giờ đây, dù đã ở tuổi 64, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống. Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Tuyên chiến với ung thư

Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp được nhiều người. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo. Tôi tra cứu những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song không có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí. Người Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa họ, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ. Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.

Bao năm âm thầm gieo trồng, nhân giống, khoanh vùng nguồn nguyên liệu hoang dã, thấy đã đủ nguyên liệu, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã quyết định xuống núi, phối hợp với những người có tâm huyết, sản xuất những loại thảo dược quý dưới dạng trà, đặt tên là trà Trường Sinh Thang để phổ biến ra cộng đồng. Ông Lâm mang khát vọng cung cấp thảo dược quý nhất, tốt nhất, với giá rẻ nhất cho người Việt, nhằm tuyên chiến với căn bệnh ung thư hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam. Ông mong muốn người dân sống và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư được sử dụng thảo dược thường xuyên, nhằm tránh mắc phải căn bệnh quái ác này. Ông cũng ước mong, trong tương lai gần, sẽ thành lập được một trung tâm điều trị miễn phí cho những người nghèo, bị ung thư di căn, bị bệnh viện trả về.
Huyền sử trà Trường Sinh ThangHồi trị bệnh ung thư phổi trong hang đá ở thị trấn Lhasa (Tây Tạng), ông Trần Ngọc Lâm được thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho đi theo học nghề thuốc. Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh phổi của mình. Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, ông Lâm đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành bài thuốc mà các thiền sư Tây Tạng gọi là Trường Sinh Thang. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng bài thuốc này. Bài thuốc Trường Sinh Thang có rất nhiều tác dụng, được coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay trà từ hàng ngàn năm qua.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, khoảng những năm 1950, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư, đó là những cây thuốc được các thiền sư sử dụng một lượng nhỏ trong trà Mỹ Nhân Thang. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được. Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ rất đắt. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt. Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc quý nhất chống ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng uống hàng ngày như trà. Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.

Hồi về núi Hoàng Liên Sơn, ông Trần Ngọc Lâm phát hiện trên độ cao trên dưới 3.000m, cũng có những thảo dược quý, mà các thiền sư Tây Tạng bào chế thành trà Trường Sinh Thang. Tuy nhiên, nhiều loại thảo dược rất ít. Bao năm qua, ông nhân giống, gieo trồng ở những nơi cực kỳ xa xôi, hiểm trở, bí mật, nên đã nhân rộng được những loại thảo dược này. Hiện, nguồn nguyên liệu, cả thu hái tự nhiên, lẫn gieo trồng, đã có đủ để sản xuất một lượng trà Trường Sinh Thang cho hàng ngàn người dùng thường xuyên. Ông Lâm vẫn tiếp tục gieo trồng, nhân rộng khắp núi cao rừng thẳm, với mong muốn nguồn thảo dược quý sẽ dồi dào hơn.

Theo các thiền sư Tây Tạng, loại trà này có tác dụng đào thải độc tố khỏi cơ thể, tăng cường chức năng gan, mật, thận, tái tạo tế bào, tiêu mỡ thừa, tăng cường vi chất cho cơ bắp, làm hết mụn nhọt, tàn nhang… Giới võ sư Tây Tạng uống loại trà này để tăng lực cơ thể, tăng sức mạnh, dẻo dai cho cơ bắp. Đặc biệt, nếu làm việc trong môi trường độc hại, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn không đảm bảo… thì càng nên dùng Trường Sinh Thang, để đào thải độc tố khỏi cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho gan.

Theo các thiền sư Tây Tạng, nếu dùng trà Trường Sinh Thang thường xuyên, uống thay nước, thì có thể tránh được rất nhiều bệnh ung thư. Bệnh ung thư ngày nay phần lớn đều có nguyên nhân từ nhiễm độc cơ thể. Môi trường sống không đảm bảo, hít thở không khí ô nhiễm, ăn uống nhiễm hóa chất… các độc chất tích tụ trong cơ thể, làm biến dạng tế bào, dễ tạo thành ung thư. Trà Trường Sinh Thang có các thành phần, hoạt chất đào thải cực mạnh độc chất tích tụ trong cơ thể, đào thải các tế bào lạ, tái tạo tế bào gan, tăng cường sức mạnh gan, thận, để chống chọi lại bệnh tật. Chính vì thế, Trường Sinh Thang không chỉ có tác dụng tiêu trừ rất nhiều bệnh tật, mà còn có tác dụng phòng bệnh ung thư rất tốt. Ông Trần Ngọc Lâm quyết định xuống núi, phối hợp với những người có tâm huyết, sản xuất loại thảo dược quý dưới dạng trà để phổ biến ra cộng đồng, tức là ông Lâm đã mang khát vọng cung cấp thảo dược quý nhất, tốt nhất, với giá rẻ nhất cho người Việt. Ông Lâm cho biết: “Khi trà Trường Sinh Thang phổ biến ra cộng đồng, mọi người cùng sử dụng, thì tôi khẳng định sẽ góp phần làm chậm sự tăng thêm của căn bệnh ung thư do nhiễm độc hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam”.

Trường Sinh Thang - Dược liệu bí truyền của các thiền sư Tây Tạng – “người rừng” ung thư Trần Ngọc Lâm thu hái, gieo trồng trong rừng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), ở độ cao hơn 2.000m.

Phân phối: Cty Cổ phần đầu tư và phát triển Thiền Việt (21F Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04 3992 3939; 016 33 68 1111)
    
Công dụng: Giúp tăng cường chức năng gan, giúp mát gan, thanh nhiệt. Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị mỡ máu, nóng gan, người mệt mỏi căng thẳng.

web: truongsinhthang.vn

(Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
 


Dương Phạm Ngọc

Bình luận
vtcnews.vn