Phlippines, Trung Quốc lại 'khẩu chiến'

Thế giớiThứ Ba, 24/04/2012 05:36:00 +07:00

(VTC News)- Hôm nay, giới chức Philippines đã lên tiếng phủ nhận thông tin đồn đoán rằng Phlippines điều máy bay và tàu tới khu vực đảo Hoàng Nham.

(VTC News) - Tư lệnh Hải quân Phlippines Alexander P Pama hôm qua đã phủ nhận thông tin đồn đoán trước đó rằng Phlippines đã điều tàu và máy bay tới gần khu vực đảo Hoàng Nham.

Nguồn tin trước đó cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Philippines ABS-CBN hôm qua, ông Alexander P Pama nói 2 tàu và một máy bay đang tới khu vực gần đảo Hoàng Nham để hỗ trợ lực lượng tuần tra bờ biển giải cứu tàu nước mình.

Mới đây, người đại diện của ông Alexander P Pama nói với phóng viên Tân Hoa Xã, ông Alexander P Pama  chưa từng có cuộc trả lời phỏng vấn nào với kênh truyền hình ABS- CBN.

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines hôm qua nói, Philippines đã thông báo, hải quân nước này không hề điều tàu và máy bay tới gần khu vực đảo Hoàng Nham, Tư lệnh Hải quân Phlippines Alexander P Pama cũng chưa từng công bố với báo chí về thông tin trên.

Diễn tiến vụ 'va chạm' giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông

Ngày 8/4:  Giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, cách bờ tây đảo lớn Luzon của nước này khoảng 230 km.

Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc xâm nhập trái phép, cho rằng khu vực tranh chấp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo luật pháp quốc tế.


  4 trong số 8 tàu cá Trung Quốc bị Philippines cáo buộc đánh bắt trái phép hôm 8/4 gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham

Ngày 10/4: Các thủy thủ Philippines đã lên các tàu cá của Trung Quốc để kiểm tra. Họ tìm thấy một số lượng lớn san hô, sò và cá mập còn sống. Ngoại trưởng Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt trái phép và giữ các loài vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các thủy thủ Philippines không bắt giữ ngư dân nào và sau đó trở lại chiến hạm BRP Gregorio del Pilar.

 Các ngư dân Trung Quốc trên một tàu cá của họ gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham

Sau đó, Bắc Kinh cho rằng bãi cạn này là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc đã cử các tàu hải giám tới ngăn chặn, không cho chiến hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Chiến hạm Philippines sau đó đã rút đi và điều một tàu nhỏ hơn của Lực lượng Tuần tra Bờ biển Philippines tới hiện trường.

Ngày 13/4:  Tất cả các tàu cá Trung Quốc rút khỏi khu vực tranh chấp cùng một trong hai tàu hải giám. Tuy nhiên, một tàu hải giám và máy bay của Trung Quốc sau đó quay lại khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham.

Ngày 14/4:  Philippines thay thế tàu tuần tra BRP Pampanga bằng một tàu khác mang tên BRP Edsa.

Ngày 18/4: Manila tuyên bố muốn đưa vụ tranh chấp đảo với Bắc Kinh ra tòa án quốc tế, trong khi Trung Quốc khẳng định Philippines phải rút các tàu khỏi khu vực đảo.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị của Manila về việc đưa tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, đồng thời điều thêm một tàu lớn tới tăng cường tuần tra tại vùng biển này.

Các  nhân viên lực lượng tuần tra biển Philippines lên tàu cá Trung Quốc kiểm tra

Từ đó, căng thẳng giữa Trung Quốc - Philippines không ngừng leo thang. Gần đây, Trung Quốc liên tiếp tung ra những lời cảnh cáo dữ dội nhất đối với Philippines.

Tại khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, Trung Quốc cho rút 5 tàu thuyền đánh cá, nhưng phái tàu ngư chính thứ ba đến vùng biển này. Philippines để lại 1 tàu tuần tra bờ biển, 1 tàu khảo cổ tư nhân và 1 thuyền đánh cá.

Ngày 21/4: Thời Báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận khẳng định Bắc Kinh cần chuẩn bị cho trận hải chiến quy mô nhỏ với Manila.

Chiến hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines


Đỗ Hường




Bình luận
vtcnews.vn