Phép màu cho kinh tế Singapore dưới thời ông Lý Quang Diệu

Kinh tếThứ Hai, 23/03/2015 11:26:00 +07:00

Những gì cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu làm cho nền kinh tế quốc gia này được các chuyên gia đánh giá như một phép màu.

Những gì cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu làm cho nền kinh tế quốc gia này được các chuyên gia đánh giá như một phép màu.

Ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ vùng đất chậm phát triển thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại hàng đầu thế giới. QZ và TheEconomist đã đưa ra những thống kê cho thấy sự chuyển mình của đảo quốc sư tử dưới bàn tay của nhà lãnh đạo tài ba họ Lý.

Lý Quang Diệu chính là kiến trúc sư trưởng của công trình kinh tế có sự phát triển thần kỳ nhất lịch sử nhân loại. Kỳ tích này thậm chí được 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự thán phục, cũng như ghen tị. 

1. GDP bình quân đầu người tăng đáng kể

Quốc gia nhỏ bé, nghèo tài nguyên này có sự tăng trưởng GDP đột biến kể từ khi ông Lý lên nắm quyền. Cho đến vài năm trở lại đây, GDP bình quân đầu người của Singapore luôn nằm trong top 5 thế giới. Theo số liệu từ IMF, gần như GDP của đảo quốc sư tử chỉ đứng sau 2 quốc gia là Qatar và Luxembourg.
Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Singapore. Ảnh: QZ.
Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Singapore. Ảnh: QZ. 
Các số liệu cũng cho thấy, dưới sự chèo lái của ông Lý Quang Diệu, xu hướng GDP Singapore chỉ có 1 từ duy nhất để diễn tả: Tăng mạnh.

2. Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới


Chìa khóa cho sự chuyển mình của Singapore chính là việc quốc gia này đã tạo ra một trung tâm tài chính quy mô hàng đầu châu lục, cũng như thế giới. 10% GDP của Singapore đến từ lĩnh vực tài chính.
Biểu đồ tỉ trọng ngành tài chính/bảo hiểm trong cơ cấu GDP của Singapore
Biểu đồ tỉ trọng ngành tài chính/bảo hiểm trong cơ cấu GDP của Singapore 
Ngay từ những năm 1970, ngành tài chính Singapore đã cho thấy tiềm năng lớn khi biết tận dụng các xu hướng của kinh tế thế giới, thu hút các nhà đầu tư nhờ chính sách hợp lý. Dưới thời ông Lý Quang Diệu, cơ cấu cho ngành tài chính tại Singapore có sự tăng trưởng đáng kể, góp công lớn vào sự chuyển mình của quốc gia này.

3. Tỷ lệ tội phạm ngày càng giảm
Biểu đồ tỉ lệ tội phạm tại Singapore. Ảnh: QZ.
Biểu đồ tỉ lệ tội phạm tại Singapore. Ảnh: QZ. 
Chính phủ Singapore chủ trương mạnh tay với các hành động vi phạm pháp luật, bất kể nặng hay nhẹ. Sự nghiêm khắc này đã giúp Singapore trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

4. Tăng dân số, giảm thất nghiệp

Sự an toàn cũng như thịnh vượng của đảo quốc đã thu hút dân cư tới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Tăng trưởng về dân số không làm cho Singapore gặp rắc rối về kinh tế, mà mang lại sự phát triển cho nhiều ngành nghề tại quốc gia này. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại đảo quốc sư tử này chỉ khoảng 2%.
Biểu đồ dân số Singapore. Ảnh: QZ.
Biểu đồ dân số Singapore. Ảnh: QZ. 
Mặc dù vậy, số dân nhập cư tại Singapore tăng lên đã gây ra lo ngại lớn với người bản địa tại đây về các vấn đề kinh tế cũng như xã hội.

5. Trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu

Đầu thập niên 60, Singapore là quốc gia có GDP đầu người chỉ ngang ngửa Malaysia, ở mức khoảng 4.000 USD. Hơn nửa thế kỷ sau, khi GDP Malaysia có sự gia tăng lên mức 12.000 USD, con số này của Singapore là 50.000 USD. Sự vượt bậc của Singapore, như đã nói, khiến cho nhiều cường quốc phải ghen tị.
Biểu đồ GDP Singapore so với các quốc gia khác. Ảnh: Economist.
Biểu đồ GDP Singapore so với các quốc gia khác. Ảnh: Economist. 
Giờ đây, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có thể tự hào khi nhắm mắt. Bởi Singapore dưới tay ông, về mặt nào đó đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Nguồn: Zing
Bình luận
vtcnews.vn