Ông chủ đế chế Samsung dựng cơ đồ tỷ đô thế nào?

Kinh tếThứ Tư, 26/11/2014 06:24:00 +07:00

Chủ tịch Lee Kun Hee đã đưa Samsung trở thành công ty công nghệ lớn bậc nhất của thế giới như thế nào? (Theo Zing)

Từng đưa tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ bán hàng cấp thấp trở thành một trong những công ty lớn nhất châu Á, Chủ tịch Lee Kun Hee hiện nắm giữ khối tài sản lên tới 11,9 tỷ USD.

Từng đưa tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ bán hàng cấp thấp trở thành một trong những công ty lớn nhất châu Á, Chủ tịch Lee Kun Hee hiện nắm giữ khối tài sản lên tới 11,9 tỷ USD.

Sinh tháng 1/1942, ông Lee Kun Hee đã gia nhập tập đoàn Samsung vào năm 1968. Ông từng tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại học Waseda và lấy bằng thạc sĩ ở đại học George Washington, thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Khi còn là một trợ tá cho cha mình, tỷ phú Lee Kun Hee đã hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn.Chỉ là con trai út trong gia đình có tới 3 con trai họ Lee khi người cha Lee Byung-Chul còn nắm quyền điều hành Samsung, tỷ phú Lee Kun Hee hầu như không có cơ hội

Sinh tháng 1/1942, ông Lee Kun Hee đã gia nhập tập đoàn Samsung vào năm 1968. Ông từng tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại học Waseda và lấy bằng thạc sĩ ở đại học George Washington, thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Khi còn là một trợ tá cho cha mình, tỷ phú Lee Kun Hee đã hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn.Chỉ là con trai út trong gia đình có tới 3 con trai họ Lee khi người cha Lee Byung-Chul còn nắm quyền điều hành Samsung, tỷ phú Lee Kun Hee hầu như không có cơ hội

Thế nhưng, cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha, và đưa ông trở thành người thừa kế sáng giá, duy nhất của gia đình họ Lee vào những năm cuối đời cựu chủ tịch Lee Byung-Chul. Đây là bức ảnh ông Lee Kun Hee và cha trong một cuộc họp HĐQT Samsung vào năm 1978.  Sự tin tưởng và tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee khi đó đã vấp phải phản ứng của cả HĐQT lẫn ban giám đốc, nhưng thời gian lại chứng minh cho lựa chọn sáng suốt của ông.

Thế nhưng, cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha, và đưa ông trở thành người thừa kế sáng giá, duy nhất của gia đình họ Lee vào những năm cuối đời cựu chủ tịch Lee Byung-Chul. Đây là bức ảnh ông Lee Kun Hee và cha trong một cuộc họp HĐQT Samsung vào năm 1978. Sự tin tưởng và tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee khi đó đã vấp phải phản ứng của cả HĐQT lẫn ban giám đốc, nhưng thời gian lại chứng minh cho lựa chọn sáng suốt của ông.

Ngày 1/12/1987, 2 tuần sau cái chết của cố Chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee tiếp quản chiếc ghế mà cha mình để lại. Khi đó, Samsung đang ở thế 'hậu bối' và chịu đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi, và sản phẩm của hãng chỉ được coi là hàng cấp thấp.  Đến tháng 10/1993, Samsung Electronics đã vượt qua các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.

Ngày 1/12/1987, 2 tuần sau cái chết của cố Chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee tiếp quản chiếc ghế mà cha mình để lại. Khi đó, Samsung đang ở thế 'hậu bối' và chịu đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi, và sản phẩm của hãng chỉ được coi là hàng cấp thấp. Đến tháng 10/1993, Samsung Electronics đã vượt qua các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.

Để thay đổi điều này, Lee Kun Hee quyết định Samsung sẽ tập trung vào công nghệ số hóa, đồng thời đưa ra tuyên bố nổi tiếng 'Thay đổi tất cả trừ vợ và con'. Trong một thời gian dài, ông không đến văn phòng, không nghe điện thoại, tiếp khách, Lee buộc các cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm. Cách làm việc khác thường của vị chủ tịch 50 tuổi khi ấy đã mở ra cuộc 'đại cách mạng', tạo nên 'chính sách quản lý mới', giúp Samsung vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Để thay đổi điều này, Lee Kun Hee quyết định Samsung sẽ tập trung vào công nghệ số hóa, đồng thời đưa ra tuyên bố nổi tiếng 'Thay đổi tất cả trừ vợ và con'. Trong một thời gian dài, ông không đến văn phòng, không nghe điện thoại, tiếp khách, Lee buộc các cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm. Cách làm việc khác thường của vị chủ tịch 50 tuổi khi ấy đã mở ra cuộc 'đại cách mạng', tạo nên 'chính sách quản lý mới', giúp Samsung vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Thập kỷ đầu thế kỷ 21, giới kinh doanh vẫn nhắc đến cuộc đối đầu giữa hai đối thủ là Samsung của Lee Kun Hee và Apple của Steve Jobs. Nếu Samsung trung thành tại mảng thị trường trung cấp, thì Apple vẫn là ông lớn thế giới với những chiếc điện thoại được đánh giá là siêu phẩm với mức giá siêu đắt. Ngoài cuộc chiến về doanh thu, Samsung và Apple còn gặp nhau trên mặt trận pháp lý, hay truyền thông.

Thập kỷ đầu thế kỷ 21, giới kinh doanh vẫn nhắc đến cuộc đối đầu giữa hai đối thủ là Samsung của Lee Kun Hee và Apple của Steve Jobs. Nếu Samsung trung thành tại mảng thị trường trung cấp, thì Apple vẫn là ông lớn thế giới với những chiếc điện thoại được đánh giá là siêu phẩm với mức giá siêu đắt. Ngoài cuộc chiến về doanh thu, Samsung và Apple còn gặp nhau trên mặt trận pháp lý, hay truyền thông.

Năm 1996, tỷ phú Lee Kun Hee trở thành một trong những thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế. Ông và vợ từng xuất hiện trong lễ khai mạc thế vận hội Olympic London 2012. Sự trở lại của vị tỷ phú này trên cương vị chủ tịch Samsung sau hơn 2 năm được xem là nguyên nhân giúp Hàn Quốc giành chiến thắng khi đăng cai thế vận hội năm 2018.

Năm 1996, tỷ phú Lee Kun Hee trở thành một trong những thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế. Ông và vợ từng xuất hiện trong lễ khai mạc thế vận hội Olympic London 2012. Sự trở lại của vị tỷ phú này trên cương vị chủ tịch Samsung sau hơn 2 năm được xem là nguyên nhân giúp Hàn Quốc giành chiến thắng khi đăng cai thế vận hội năm 2018.

Sức khỏe không ổn định khiến ông Lee Kun Hee thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Những năm 90, sau một thời gian ngắn tiếp quản công việc của cha, ông cũng phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Trong 2 năm gần đây, vị tỷ phú này thường xuyên phải cấp cứu do đau tim, thậm chí tim của ông đã ngừng đập trong vài lần vào viện. Để chuẩn bị cho một thế hệ thừa kế tiếp theo, tỷ phú này đã dần trao quyền điều hành những công ty lớn thuộc tập đoàn cho 3 người con của mình.

Sức khỏe không ổn định khiến ông Lee Kun Hee thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Những năm 90, sau một thời gian ngắn tiếp quản công việc của cha, ông cũng phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Trong 2 năm gần đây, vị tỷ phú này thường xuyên phải cấp cứu do đau tim, thậm chí tim của ông đã ngừng đập trong vài lần vào viện. Để chuẩn bị cho một thế hệ thừa kế tiếp theo, tỷ phú này đã dần trao quyền điều hành những công ty lớn thuộc tập đoàn cho 3 người con của mình.

Đến nay, dù Chaebol - cách gọi những tập đoàn gia đình tại Hàn Quốc - đang mất dần vị thế thống lĩnh nền kinh tế, và những chính sách về tách công ty, nộp thuế thừa kế càng trở nên khắc nghiệt, thế giới vẫn chờ đợi sự chuyển giao quyền lực cho những thế hệ thứ ba của các tập đoàn này. Với Samsung, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Lee Jae Yong, năm nay 46 tuổi, đang giữ chức Phó Chủ tịch và là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee.

Đến nay, dù Chaebol - cách gọi những tập đoàn gia đình tại Hàn Quốc - đang mất dần vị thế thống lĩnh nền kinh tế, và những chính sách về tách công ty, nộp thuế thừa kế càng trở nên khắc nghiệt, thế giới vẫn chờ đợi sự chuyển giao quyền lực cho những thế hệ thứ ba của các tập đoàn này. Với Samsung, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Lee Jae Yong, năm nay 46 tuổi, đang giữ chức Phó Chủ tịch và là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee.

Bình luận
vtcnews.vn