Nóng sáng 2/6: Tàu Trung Quốc đâm thủng tàu Cảnh sát biển Việt Nam

Thời sựThứ Hai, 02/06/2014 08:00:00 +07:00

(VTC News) - Tàu 46105 của Trung Quốc phun nước, hung hãn lao thẳng vào tàu CSB 2016 khiến tàu đã bị thủng 4 lỗ bên mạn phải, chỉ cách mép nước 0,4m.

(VTC News) - Tàu 46105 của Trung Quốc phun nước, hung hãn lao thẳng vào tàu CSB 2016 khiến tàu đã bị thủng 4 lỗ bên mạn phải, chỉ cách mép nước 0,4m.

Theo phóng viên Tuổi Trẻ, ngày 1/6, Trung Quốc đã 3 đợt xua tàu tấn công tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam thi hành nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép. Tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam bị đâm thủng.

Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam vào ngày 28-5 - Ảnh: My Lăng/TTO
Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam vào ngày 28-5 - Ảnh: My Lăng/TTO 
Đặc biệt, cuộc tấn công điên cuồng nhất diễn ra lúc 16g chiều của các tàu Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tàu Việt Nam, nhất là tàu CSB 2016.

Vào thời điểm trên tàu hải cảnh 46105 của Trung Quốc đã chạy tốc độ cao áp sát tàu CSB 2016. Trên tàu có hai người điều khiển vòi rồng để tấn công. Tàu 46105 vừa phun nước, vừa lao thẳng vào tàu CSB 2016 khiến tàu đã bị thủng 4 lỗ bên mạn phải, chỉ cách mép nước 0,4m.

Video tàu Trung Quốc đâm thủng tàu Việt Nam:

Sau đó tàu CSB 2016 phải tăng hết tốc độ để tránh né cú đâm tiếp theo của tàu 46105. Ngoài việc bị đâm thủng bốn lỗ bên mạn phải, tàu CSB 2016 còn bị gãy vòi bơm nước, hai cột ống thông hơi của tàu cũng bị gãy và mối hàn con lươn trên tàu cũng bị gãy, gây nguy hiểm cho tàu CSB 2016 khi hoạt động.

Theo thuyền trưởng tàu CSB 2016, với mức hư hỏng như vậy thì tàu CSB 2016 vẫn có thể hoạt động được nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu gặp sóng to hoặc bị đâm va tiếp. Do đó, các chiến sĩ trên tàu sẽ phải tìm cách khắc phục khẩn cấp ngay trong đêm 1/6.

Giàn khoan trái phép 981 lại có dấu hiệu dịch chuyển


Ngày 1/6, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết lại phát hiện giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc đang đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam không ổn định vị trí.

Ngày 27/5, Trung Quốc đã dời vị trí giàn khoan cách chỗ cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc -  Đồ họa: Đồng Nguyên Anh/VNE
Ngày 27/5, Trung Quốc đã dời vị trí giàn khoan cách chỗ cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc - Đồ họa: Đồng Nguyên Anh/VNE 

Báo cáo của Cục Kiểm ngư cho biết, tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc duy trì lực lượng khoảng 120 tàu, gồm 30 đến 40 tàu hải cảnh; 25 đến 30 tàu vận tải và tàu kéo; 45 đến 50 tàu cá quân sự và 4 tàu quân sự. Bên cạnh đó, một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay quanh khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 1.000 m.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Phía Việt Nam vẫn duy trì lực lượng bám trụ, tổ chức hoạt động đấu tranh tuyên truyền với cường độ cao để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Các tàu kiểm ngư Việt Nam hoạt động cách giàn khoan 6 đến 8 hải lý.

Còn các tàu cá của ngư dân hoạt động cách giàn khoan khoảng 25 đến 30 hải lý về phía tây và nam. Các lực lượng chức năng vẫn tăng cường hỗ trợ, bảo vệ ngư dân tiếp tục bám biển đánh bắt cá, tổ chức đấu tranh đòi ngư trường truyền thống.

Giàn khoan có nguy cơ làm gián đoạn thương mại toàn cầu


Trả lời phỏng vấn Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày 30-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép nằm rất gần đường hàng hải huyết mạch của thế giới trên biển Đông, với 2/3 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu qua đây.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh: Việt Dũng/TTO
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh: Việt Dũng/TTO 
Do đó nếu không giải quyết việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, chỉ một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này, và các nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

"Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ"


Bưu điện Hoa Nam ngày 2/6 đưa tin, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam không đưa tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ra tòa án quốc tế. Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Họ đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi không đưa vụ việc ra tòa án quốc tế".

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la. Ảnh: QĐND
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la

"Phản ứng của chúng tôi phụ thuộc vào các hoạt động và hành vi của Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục ép, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Sự lựa chọn này (pháp lý) hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế", tướng Vịnh khẳng định.

Nhiều nước sẵn sàng giúp Việt Nam quản lý biển


Sau khi vừa kết thúc Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh chia sẻ với báo giới có những nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao năng lực quản lý vùng biển theo luật pháp quốc tế.

 Đại tướng Phùng Quang Thanh
Đại tướng Phùng Quang Thanh 

Theo đó Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết sự kiện Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây quan ngại sâu sắc đối với các nước trong và ngoài ASEAN.
Video tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam:

"Sau khi Việt Nam trình bày thông tin chính thống về tình hình cụ thể và các giải pháp của Việt Nam hiện nay, nói chung các Bộ trưởng Quốc phòng, chính giới, học giả, nhà báo quốc tế rất quan tâm, chia sẻ và ủng hộ quan điểm của Việt Nam", Bộ trưởng Quốc phòng nói.

Các nước đánh giá cao việc Việt Nam hết sức kiềm chế và kiên trì mong muốn giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, trên tinh thần DOC, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN với Trung Quốc, vì điều này phù hợp với mong muốn và lợi ích chung các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

» Thêm bằng chứng Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
» Sáng 1/6: 50 tàu Trung Quốc cản phá ngư dân Việt Nam
» Một tháng hạ giàn khoan và toan tính của Trung Quốc

Diệp Vy
(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn