Nóng ngày 27/5: Tàu Trung Quốc ném chai, đâm chí mạng tàu cá Việt Nam

Thời sựThứ Ba, 27/05/2014 04:36:00 +07:00

(VTC News) - Theo lời thuật của chủ tàu cá Việt vừa bị tàu cá TQ đâm chìm chiều 26/5, tàu cá Việt liên tục bị ném vật sát thương và bị áp sát, đâm chí mạng.

(VTC News) - Theo lời thuật của chủ tàu cá Việt vừa bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5, số người có mặt trên tàu các Trung Quốc liên tục ném vật dụng sát thương như chai, vật cứng ném về phía cabin, cửa kính, boong tàu cá Việt Nam và bất ngờ sáp lại đâm chí mạng khiến tàu chìm. 

Trả lời phóng viên VTC News về những hành động leo thang trên thực địa quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đánh giá: "Rõ ràng phía Trung Quốc đã mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan. 

Thời gian qua nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang hành nghề trên biển 

Khi thấy Việt Nam ép sát bằng tàu cá nên họ muốn làm cho căng thẳng. Đầu tiên va chạm mức độ, sau đó làm căng để ngư dân sợ. Nhưng chắc dân mình không sợ, 10 người chìm theo tàu nhưng không ai tử nạn vì mình biết và lường trước rồi”.


Theo ông Huỳnh Ngọc Sơn, vụ việc tàu cá Quảng Nam bị đâm chìm chiều 26/5, chúng ta đã có tiếng nói đấu tranh ngoại giao phản đối, không để yên. "Chưa biết tàu Trung Quốc có phải là tàu cá hay không nhưng đi bảo vệ giàn khoan rồi đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam thì thấp nhất có thể gọi là khủng bố”, ông Sơn khẳng định.

Video Trung Quốc mở rộng phạm vi cản phá:



Tàu Trung Quốc ném chai, đâm chí mạng tàu cá Việt Nam

Báo Tiền Phong đưa tin, sáng nay, tại nhà vợ chồng anh Trần Văn Vốn - Huỳnh Thị Như Hoa (P.Xuân Hà, Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) – chủ tàu cá ĐNa 90152TS, rất đông các đoàn chức năng đến thăm hỏi, nắm tình hình.

Hiện, tàu cá ĐNa 90152 đang được 9 tàu cá của ngư dân Thanh Khê nỗ lực cứu đắm, lai dắt dần tàu cá ra khu vực vòng ngoài các tàu Trung Quốc đang xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.

Theo anh Vốn, tối qua (26/5), gia đình nhận được cuộc gọi cuối cùng của cháu Sinh điện về tường thuật lại diễn biến sự việc. Thời điểm này, có đến 40 tàu Trung Quốc hung hăng, chèn ép, đe dọa các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.  

Vợ chồng anh Vốn kể về tàu ĐNa 90152TS vừa bị Trung Quốc đâm đắm trái phép. Ảnh: TPO
Vợ chồng anh Vốn kể về tàu ĐNa 90152TS vừa bị Trung Quốc đâm đắm trái phép. Ảnh: TPO 

Khoảng 16h ngày 26/5, anh Nhân cùng tàu cá ĐNa 90152TS đang đánh bắt tại tọa độ 15 độ 17’ Bắc- 111 độ 02’ Đông, cách vị trí giàn khoan HD-981 trái phép của Trung Quốc khoảng 17 hải lý, và cách Đà Nẵng chừng 110 hải lý, bất ngờ bị tàu Trung Quốc hung hãn sáp lại.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Tàu Trung Quốc liên tục quăng chai, vật dụng sát thương về phía các tàu cá Việt Nam. Tàu anh Nhân bị nhiều chai, vật cứng ném về phía cabin, cửa kính, boong tàu.

Video tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam:



Xác nhận của anh Vốn, có 2 ngư dân bị thương khá nặng ở chân, trong đó có ngư dân Nguyễn Văn Hòa (hơn 50 tuổi, Xuân Hà).

Trung Quốc di dời vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981


Sáng sớm 27/5, Trung Quốc đã tiến hành di dời giàn khoan Hải Dương 981. Vị trí mới của giàn khoan này vẫn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Theo thông tin VTV mới nhận được, vào lúc 5h30 ngày 27/5, Trung Quốc đã tiến hành di dời vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Vợ chồng anh Vốn kể về tàu ĐNa 90152TS vừa bị Trung Quốc đâm đắm trái phép. Ảnh: TPO

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo qua Đài Hải sự (tỉnh Hải Nam) cho biết giàn khoan Hải Dương 981 được hai tàu Hải Dương 612 và 613 kéo, với tốc độ dịch chuyển 4 hải lý/giờ. 
Giàn khoan 981 sẽ di chuyển về phía Đông Nam đảo Tri Tôn 25 hải lý. Đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Dự kiến, giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc dịch chuyển đến vị trí mới trước 10h30 ngày 27/5 và giàn khoan này vẫn nằm sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hai sỹ quan Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình

Sáng 27/5, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam chính thức thành lập và cử 2 sỹ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan.

Sáng 27/5, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam chính thức thành lập và cử 2 sỹ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Nam Sudan.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trao mũ nồi xanh và quyết định công tác cho 2 sỹ quan.  Ảnh: Tùng Đinh
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trao mũ nồi xanh và quyết định công tác cho 2 sỹ quan. Ảnh: Tùng Đinh 

Hai sỹ quan đầu tiên của Viêt Nam đi làm nhiệm vụ quốc tế là Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn với nhiệm vụ liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan.

Các sỹ quan đầu tiên sẽ làm nhiệm vụ liên lạc tại Nam Sudan trong vòng 6 tháng trước khi có khả năng luân chuyển công tác.

Việt Nam muốn hợp tác quốc phòng trên thực địa với Nhật


Đánh giá hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở mức “rất tốt”, báo Vietnamnet dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông hy vọng giữa hai nước sẽ có những hợp tác trên thực địa trong thời gian tới.

 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: VNN
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: VNN 

Hãng NHK đặt câu hỏi về hợp tác giữa hai nước trong gìn giữ hòa bình của LHQ, ông Chí Vịnh cho hay: “Chúng ta đã hợp tác rất tốt với nhau rồi và bây giờ cần càng tốt hơn. Chúng ta đã cùng hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi hy vọng có hợp tác trên thực địa, đặc biệt về xây dựng và nâng cao năng lực của Trung tâm gìn giữ hòa bình này. Đấy là điều chúng tôi rất mong muốn ở Nhật Bản”.

Con đường đúng đắn nhất để giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa


VOV sáng nay đề cập đến Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm việc đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ giữa các nước. Liên Hợp Quốc cũng đã quy định các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ với nhau bằng các biện pháp hoà bình.

Rõ ràng, thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã ba lần sử dụng vũ lực để xâm chiếm: năm 1956 đối với bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và toàn bộ quần đảo này năm 1974; và năm 1988 đối với một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Chính sách pháo hạm này của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với xu thế trên thế giới và trong khu vực.

» Đại biểu Quốc hội đề nghị cần sớm có Luật biểu tình
» Nóng sáng 27/5: Giàn khoan Trung Quốc kích hoạt lòng yêu nước
» Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
» Ngư dân kiệt quệ vì cướp: Tui sẽ lại ra giàn khoan xem họ làm gì

Diệp Vy (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn