Những vũ khí Trung Quốc 'chôm chỉa' từ Nga và Mỹ

Thế giớiThứ Ba, 09/08/2016 10:32:00 +07:00

Người ta thường không mấy đánh giá cao khí tài quân sự của Trung Quốc khi cho rằng đó hầu hết đều là các sản phẩm đạo nhái lộ liễu hoặc “ăn cắp” có chọn lọc.

Theo National Interest, trong nhiều năm trở lại đây, các điệp viên của Bắc Kinh đã trở nên khéo léo và tinh tế hơn rất nhiều trong việc biến sản phẩm của đối thủ thành đứa con cưng chắp vá của mình.  

Tờ báo Mỹ mới đây cũng đã liệt kê 5 vũ khí quân sự được coi là sản phẩm sao chép đáng nể của Trung Quốc.

J-7

Năm 1961, Liên Xô quyết định chuyển giao thiết kề và các vật liệu sản xuất siêu tiêm kích đánh chặn MiG-21 cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, những căng thẳng gia tăng giữa hai bên khiến vào cuối những năm 1960 khiến vụ chuyển giao thành mây khói.

j-7

 J-7 của Trung Quốc

Nhưng người Trung quốc quyết không bỏ cuộc. Họ vẫn quyết định tạo ra một bản sao không phép của  MiG-21 và thậm chí còn cho xuất xưởng tiêm kích này để cạnh tranh trực tiếp với các dòng MiG của Liên Xô.

chuyen-gia-my-mig21-co-the-xe-f35-thanh-nhieu-manh (1)

MiG-21 của Nga.

Đến những năm 1970, Trung Quốc quyết định bán J-7 cho Mỹ để giúp Washington có thể nghiên cứu, phân tích và tìm cách đối phó với các tiêm kích của Liên Xô.

J-11

Sự sụp đổ của Liên Xô báo hiệu quá trình tan băng trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1990, người ta bắt đầu chứng kiến nhiều hơn những bản hợp đồng quân sự được ký kết giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Một trong số đó là việc chuyển nhượng, cấp phép sản xuất tiêm kích đa chức năng Su-27 của Nga cho Trung Quốc.

2

 Tiêm kích Nga Su-27SM (trái) và J-11B của Trung Quốc (phải) 

Nhưng mối quan hệ tốt đẹp cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Sau khi hoàn thành chưa xong 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đột nhiên lật kèo khi tuyên bố tuyên bố các máy bay chiến đấu của Nga không còn đáp ứng nhu cầu và hủy hợp đồng.

Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt tay vào sản xuất J-11, tiêm kích được coi là sản phẩm “nhân bản vô tính” từ Su-27 từ chính những linh kiện trong nước.

Video sức mạnh chiến cơ Su-27

Cho đến nay, đây vẫn được xem là một trong những sản phẩm gây tranh cãi nhiều nhất giữa hai bên. Nhưng với giấy trắng, mực đen, Nga đành phải ngậm đắng nuốt cay nhìn đứa con cưng bị đem đi nhân bản ngay trước mắt mình.

 J-31

Không chỉ có Nga là nạn nhân trong các vụ sao chép có chọn lọc của Bắc Kinh, Mỹ cũng không ít lần phát hoảng khi nhìn thấy bản sao các sản phẩm trí tuệ của mình xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc

Một trong số đó là "đứa con lai" giữa F-35 và F-22, J-31 của Trung Quốc. Một chuyên gia phân tích người Mỹ từng chỉ ra rằng J-31 giống F-22 đến 75% từ phần thân dưới, còn phần đầu thì rất giống F-35.

a (9)_NEDQ

 J-31 của Trung Quốc và F-35 của Mỹ

Các thiết kế của J-31 như phần khoang hút gió hai bên thân máy bay cũng như các thiết kế bộ phận chứa vũ khí giữa “bụng”cũng có những điểm tương đồng khó thế chối cãi so với tiêm kích tàng hình đa năng của Mỹ.

Video F-35 của Mỹ thử nghiệm pháo

Theo NI, dù không được trang bị các hệ thống điện từ tiên tiến như bản chính, nhưng J-31 vẫn có thể cạnh tranh với F-35 trên thị  trường xuất khẩu.

Máy bay không người lái

Năm 2010, Trung Quốc vẫn còn tụt hậu khá nhiều so với Mỹ về thiết kế máy bay không người lái. Nhưng kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã bắt kíp và bắt đầu sản xuất những mẫu UAV có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Mỹ trên thị trường quốc tế. Làm thế nào để Bắc Kinh có thể bắt kịp nhanh như vậy?

1461870

 Tiêm kích không người lái X-47B của Mỹ.

1461873

AVIC 601-S của Trung Quốc. 

Theo nguồn tin tình báo Mỹ, tin tặc Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân có tham gia vào quá trình sản xuất UAV.

Và kết quả là việc hàng loạt các mẫu máy bay của Trung Quốc ra đời với hàng loạt các điểm tương đồng về mẫu mã, kích thước và hiệu suất hoạt động so với bản chính chủ.

Song Hy (Nguồn: National Interest)
Bình luận
vtcnews.vn