Những việc bạn không nên làm sau khi tranh cãi

Sức khỏeThứ Hai, 01/12/2014 04:02:00 +07:00

(VTC News)- Nếu bạn không muốn bản thân mệt mỏi hơn, các mối quan hệ trở nên khó hàn gắn hơn thì tốt nhất hãy tránh xa những việc này nhé! (HT tổng hợp)

Đi ngủ càng khiến cảm xúc tiêu cực bị dồn ứ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học thần kinh chỉ ra, giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là những cảm xúc. Tiến sĩ Allen Towfigh, bác sĩ thần kinh học tại New York (Mỹ) cho biết ngủ ngay sau khi cãi vã sẽ duy trì trạng thái bực bội cho đến khi thức dậy.

Đi ngủ càng khiến cảm xúc tiêu cực bị dồn ứ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học thần kinh chỉ ra, giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ, đặc biệt là những cảm xúc. Tiến sĩ Allen Towfigh, bác sĩ thần kinh học tại New York (Mỹ) cho biết ngủ ngay sau khi cãi vã sẽ duy trì trạng thái bực bội cho đến khi thức dậy.

Lái xe trong tâm trạng cáu gắt, bực bội có thể dẫn đến nguy hiểm. David Narang, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng ở Santa Monica, California (Mỹ) cho biết, giận dữ làm hạn chế tầm nhìn khi ngồi trước vô lăng nên nguy cơ rủi ro rất cao.

Lái xe trong tâm trạng cáu gắt, bực bội có thể dẫn đến nguy hiểm. David Narang, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng ở Santa Monica, California (Mỹ) cho biết, giận dữ làm hạn chế tầm nhìn khi ngồi trước vô lăng nên nguy cơ rủi ro rất cao.

Đá thúng đụng nia: Một số nghiên cứu cho thấy trút sự tức giận bằng các hành động trên không chỉ làm gia tăng sự nóng giận vào thời điểm đó mà còn gây hại đến tim và có nhiều khả năng tạo thành những hành vi hung hăng hơn trong tương lai.

Đá thúng đụng nia: Một số nghiên cứu cho thấy trút sự tức giận bằng các hành động trên không chỉ làm gia tăng sự nóng giận vào thời điểm đó mà còn gây hại đến tim và có nhiều khả năng tạo thành những hành vi hung hăng hơn trong tương lai.

Ăn uống: Làm dịu sự tức giận bằng cách tiếp cận với thực phẩm có thể gây phản tác dụng, tiến sĩ Kathy Gruver (người Mỹ), tác giả của cuốn Conquer Your Stress With Mind/Body Techniques cho biết. Hơn nữa, khi đang giận dữ hay bực bội, bạn có xu hướng chọn những thực phẩm không lành mạnh.

Ăn uống: Làm dịu sự tức giận bằng cách tiếp cận với thực phẩm có thể gây phản tác dụng, tiến sĩ Kathy Gruver (người Mỹ), tác giả của cuốn Conquer Your Stress With Mind/Body Techniques cho biết. Hơn nữa, khi đang giận dữ hay bực bội, bạn có xu hướng chọn những thực phẩm không lành mạnh.

Tiếp tục tranh cãi: Cách tốt nhất là hãy dừng ngay. Tiến sĩ Christine M.Allen, nhà tâm lý học ở Syracuse, New York chia sẻ: 'Nếu bạn nói những điều gây tổn thương, bạn sẽ hối tiếc vì không thể lấy lại, cho nên thời điểm ấy rất cần bình tĩnh và điều có thể làm tốt nhất là im lặng'.

Tiếp tục tranh cãi: Cách tốt nhất là hãy dừng ngay. Tiến sĩ Christine M.Allen, nhà tâm lý học ở Syracuse, New York chia sẻ: 'Nếu bạn nói những điều gây tổn thương, bạn sẽ hối tiếc vì không thể lấy lại, cho nên thời điểm ấy rất cần bình tĩnh và điều có thể làm tốt nhất là im lặng'.

Đăng lên Facebook, viết email: Thói quen đăng những dòng cảm xúc lên mạng xã hội hoặc viết email nhằm giải tỏa những ức chế có nhiều khả năng quay trở lại ám ảnh bạn sau này.

Đăng lên Facebook, viết email: Thói quen đăng những dòng cảm xúc lên mạng xã hội hoặc viết email nhằm giải tỏa những ức chế có nhiều khả năng quay trở lại ám ảnh bạn sau này.

Quan tâm đến nguyên nhân 'chiến tranh': Đây là một sai lầm, bạn nên dành nguồn năng lượng và tâm trí tốt nhất nên giải quyết mâu thuẫn thì hay hơn. Sự khác biệt giữa cuộc cãi nhau tốt và xấu ở chỗ bạn có tìm ra được cách hóa giải nó hay không.

Quan tâm đến nguyên nhân 'chiến tranh': Đây là một sai lầm, bạn nên dành nguồn năng lượng và tâm trí tốt nhất nên giải quyết mâu thuẫn thì hay hơn. Sự khác biệt giữa cuộc cãi nhau tốt và xấu ở chỗ bạn có tìm ra được cách hóa giải nó hay không.

Miệt thị, chì chiết và so sánh: Điều này sẽ làm đối phương tổn thương sâu sắc, và rất khó để hàn gắn mối quan hệ sau này.

Miệt thị, chì chiết và so sánh: Điều này sẽ làm đối phương tổn thương sâu sắc, và rất khó để hàn gắn mối quan hệ sau này.

Những quyết định: Nếu bạn vội vã thực hiện một quyết định dưới áp lực của sự tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thấy hối tiếc cho quyết định nông nổi thậm chí là dại dột của mình.

Những quyết định: Nếu bạn vội vã thực hiện một quyết định dưới áp lực của sự tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thấy hối tiếc cho quyết định nông nổi thậm chí là dại dột của mình.

Nói chuyện với tất cả mọi người: Nếu việc chia sẻ không đúng người, họ có thể hiểu lầm và bắt đầu nói xấu về bạn và cuộc sống của bạn với người khác.

Nói chuyện với tất cả mọi người: Nếu việc chia sẻ không đúng người, họ có thể hiểu lầm và bắt đầu nói xấu về bạn và cuộc sống của bạn với người khác.

Nói điện thoại: Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.

Nói điện thoại: Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.

Uống rượu: Rượu chỉ khiến nỗi bực tức càng dâng cao và đôi khi khiến bạn khó kiểm soát được hành vi lúc đó. Rượu gây ức chế bằng cách tác động trên các thùy trán của não, có thể khiến chúng ta nảy sinh ý muốn hại người khác hoặc chính bản thân mình.

Uống rượu: Rượu chỉ khiến nỗi bực tức càng dâng cao và đôi khi khiến bạn khó kiểm soát được hành vi lúc đó. Rượu gây ức chế bằng cách tác động trên các thùy trán của não, có thể khiến chúng ta nảy sinh ý muốn hại người khác hoặc chính bản thân mình.

Bỏ qua huyết áp: Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí European Heart thì thông thường nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng cao trong hai giờ sau một vụ tranh cãi kịch liệt, đặc biệt là ở những bệnh nhân đau tim. Nguy cơ đau tim tăng gần 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.

Bỏ qua huyết áp: Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí European Heart thì thông thường nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng cao trong hai giờ sau một vụ tranh cãi kịch liệt, đặc biệt là ở những bệnh nhân đau tim. Nguy cơ đau tim tăng gần 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.

Suy nghĩ lại: Ám ảnh suy nghĩ về cách người khác làm tổn thương bạn hoặc đối xử không công bằng với bạn không giải quyết được bất cứ điều gì. Nếu bạn thấy mình là nguyên nhân của sự tức giận, hãy bình tĩnh lại và nói chuyện với đối phương bằng thái độ phù hợp cùng lấy lại sự điềm tĩnh để giải quyết vấn đề.

Suy nghĩ lại: Ám ảnh suy nghĩ về cách người khác làm tổn thương bạn hoặc đối xử không công bằng với bạn không giải quyết được bất cứ điều gì. Nếu bạn thấy mình là nguyên nhân của sự tức giận, hãy bình tĩnh lại và nói chuyện với đối phương bằng thái độ phù hợp cùng lấy lại sự điềm tĩnh để giải quyết vấn đề.

Chửi rủa: Chửi rủa chỉ làm cho cái tôi của bạn lớn dần, nó không mang lại lợi ích gì cho cuộc đời bạn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy như mình đang sỉ nhục ai đó khi tức giận, thì hãy lùi lại một bước để xem xét thật thấu đáo.

Chửi rủa: Chửi rủa chỉ làm cho cái tôi của bạn lớn dần, nó không mang lại lợi ích gì cho cuộc đời bạn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy như mình đang sỉ nhục ai đó khi tức giận, thì hãy lùi lại một bước để xem xét thật thấu đáo.

Bào chữa và đổ lỗi: Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, không bao giờ cố gắng biện minh cho bản thân và tìm cớ đổ lỗi cho người ấy sau tranh cãi. Dù lỗi lầm xuất phát từ phía nào thì hành vi bào chữa, đổ lỗi cũng không có tác dụng tốt đối với mối quan hệ đang sứt mẻ.

Bào chữa và đổ lỗi: Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, không bao giờ cố gắng biện minh cho bản thân và tìm cớ đổ lỗi cho người ấy sau tranh cãi. Dù lỗi lầm xuất phát từ phía nào thì hành vi bào chữa, đổ lỗi cũng không có tác dụng tốt đối với mối quan hệ đang sứt mẻ.

Giữ lại mối hận thù: Chỉ làm bạn nghĩ về những điều sai trái mà người đó đã làm, từ đó khiến tâm trạng bạn ngày càng cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vào đó, lòng vị tha và lãng quên lỗi lầm của người khác sẽ giúp bạn được sống một cuộc sống không có bóng dáng của cảm xúc tiêu cực.

Giữ lại mối hận thù: Chỉ làm bạn nghĩ về những điều sai trái mà người đó đã làm, từ đó khiến tâm trạng bạn ngày càng cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vào đó, lòng vị tha và lãng quên lỗi lầm của người khác sẽ giúp bạn được sống một cuộc sống không có bóng dáng của cảm xúc tiêu cực.

Bình luận
vtcnews.vn