Những tỷ phú 'phất' lên nhờ lừa đảo

Kinh tếThứ Sáu, 29/11/2013 07:15:00 +07:00

Không phải tỷ phú nào cũng làm giàu bằng tài năng và trí tuệ thực sự, có những tỷ phú phất lên nhờ lừa đảo và đã nhanh chóng bị “thiêu rụi”.

Không phải tỷ phú nào cũng làm giàu bằng tài năng và trí tuệ thực sự, có những tỷ phú phất lên nhờ lừa đảo và đã nhanh chóng bị “thiêu rụi”.

Tỷ phú Mỹ Allen Stanford và cú lừa xuyên lục địa

Allen Stanford (sinh ngày 24/3/1950), tại một thị trấn nhỏ ở bang Texas. Là công dân của hai nước Mỹ và Antigua (vùng Caribe), Stanford nổi tiếng bởi số tài sản khổng lồ và lối sống xa hoa. 

Ông được biết đến từ những 80 của thế kỷ trước, khi bắt đầu giàu lên từ kinh doanh bất động sản, tài chính và chứng khoán.
Allen Stanford
Trùm lừa đảo Allen Stanford nhận mức án 110 năm tù. 

Năm 2006, tạp chí Ford xếp hạng Stanford là người giàu thứ 605 thế giới, với khối tài sản 2,2 tỷ USD và quản lý các hoạt động kinh doanh, với tổng giá trị tài sản lên tới 50 tỷ USD. 

Allen Stanford đã gây dựng danh tiếng của mình bằng việc quyên hàng chục nghìn USD cho các quỹ từ thiện khắp thế giới. Standford thậm chí còn được phong tước Hiệp sỹ của đảo quốc Antigua & Barbuda năm 2002, vì những nghĩa cử hào phóng của mình.

Tuy nhiên, tất cả đã đặt dấu chấm hết cho nhà tài phiệt có thế lực này, khi ông bị bắt vào năm 2009. Theo đó, các nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ Stanford sau khi xác định đối tượng này đã lợi dụng những người không giàu có, bao gồm giáo viên nghỉ hưu, cựu chiến binh, công nhân, thậm chí theo như lời của một nạn nhân, Stanford “đã ăn cắp cả cuộc sống” của họ để làm giàu cho bản thân.

Hình thức lừa đảo của Allen Stanford thực chất là kinh doanh trá hình theo kiểu “mô hình Ponzi”- hình thức trong đó tiền gửi của người gửi sau sẽ được dùng để trả lãi cho những người gửi trước, hình thành một mạng lưới của những người muốn hưởng lãi suất cao, nhưng thực chất lại không có sự đầu tư tạo giá trị thực sự nào. 

Tỷ phú nước Mỹ đã dựng lên một kế hoạch đầu tư “ma” trị giá nhiều tỷ USD, với nhiều “lời hứa giả mạo và các cơ sở dữ liệu ngụy tạo”. 

Ngân hàng Quốc tế Stanford International (SIB) thuộc quyền sở hữu của Stanford, và được điều hành bởi một vòng tròn khép kín bao gồm gia đình và bạn bè Stanford để bán ra các chứng chỉ ký thác đầu tư trị giá hơn 7 tỷ USD với lời hứa trả lãi suất cao.

Nhờ lãi suất cao (11% -16%), cao gấp đôi so với lãi suất của các ngân hàng thương mại, cùng với các chiến dịch quảng cáo của mình, chỉ riêng trong năm 2005, SIB đã “nhử” được 35.000 khách hàng với tổng số vốn góp 3,8 tỷ USD và đến cuối năm 2007, con số đón góp của các nhà đầu tư là 6,7 tỷ USD. Tuy nhiên, thay vì mang tiền đi đầu tư, Stanford lại tiêu xài hết vào những trò ăn chơi, giải trí cá nhân.

Tính đến thời điểm vụ lừa đảo này bị phát giác, công ty của Standford đã thu hút được hơn 50.000 khách hàng ở 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung chủ yếu ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê. 

Sau nhiều lần bị trì hoãn, đến giữa năm 2012, phiên tòa xét xử Allen Standford mới kết thúc với mức án 110 năm tù dành cho kẻ lừa đảo. 

Đây là vụ lừa đảo mà Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ - SEC - cho rằng có tính chất nghiêm trọng, gây chấn động tới giới tài chính và đầu tư trên phạm vi toàn cầu.

Trùm gian lận Bernard Madoff và cú lừa làm “lung lay” giới tài chính toàn cầu

Bernard Lawrence Madoff (sinh ngày 29/4/1938) là một doanh nhân người Mỹ, đồng thời là nguyên chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. 
Bernard Madoff
Siêu lừa đảo Bernard Madoff ra hầu tòa. 

Madoff bắt đầu sự nghiệp tài chính ở tuổi 22 với 5.000 USD trong tay, khoản tiền ông tự kiếm được nhờ làm các công việc trong kỳ nghỉ hè, chẳng hạn như lắp đặt hệ thống tưới vườn ở New York. 

Đến năm 1960, ông sáng lập hãng Bernard L. Madoff Investment Securities LLC ở phố Wall và là chủ tịch hãng này đến ngày 11/12/2008.

Khởi nghiệp chỉ với 5.000 USD trong tay, Madoff hiểu rằng, với số vốn này thì sẽ không thể thành công nhanh chóng và trở nên giàu có được, còn kinh doanh hay đầu cơ cũng chỉ là việc cỏn con. Vấn đề là phải sử dụng được tiền của kẻ khác, đặc biệt là của những kẻ nhiều tiền. 

Một khi có tiền trong tay thì cơ hội đầu cơ và đầu tư rất phong phú, xác suất thắng to ăn đậm là rất lớn, để cái kết quả cuối cùng là mình luôn có lợi. Mất 20 năm để tạo dựng các mối quan hệ, và cuối cùng, Madoff đã lừa đảo những kẻ có tiền đó bằng mô hình Ponzi.

Các quỹ đầu tư của công ty Madoff hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lời hứa lợi nhuận cao và chi phí thấp. Vì thế, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã đầu tư vào quỹ của Madoff thông qua các đối tác của công ty này và ký gửi cho ông ta hàng chục tỷ USD. 

Đồng thời, các nhà đầu tư đó đã được Madoff trả lãi suất rất cao, luôn ở mức 2 con số mà không hề biết rằng, số tiền lãi đó chỉ đơn giản là lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu trước.

Hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới sau đó đã phải thừa nhận họ đã sập bẫy của Madoff. Danh sách những nạn nhân của Madoff ngày một dài hơn, và trong đó có rất nhiều tên tuổi các ngân hàng hàng đầu trên thế giới như Santander của Tây Ban Nha, ngân hàng Anh HSBC, ngân hàng Hoàng gia Scotland, ngân hàng BNP của Pháp, ngân hàng Nomura (Nhật Bản)… 

Không chỉ có các thể chế tài chính mà những tổ chức nhân đạo cũng bị ảnh hưởng. Nhiều tổ chức nhân đạo đã phải đóng cửa và sa thải nhân viên sau khi bị mất toàn bộ tiền vào quỹ của Madoff.

“Nạn nhân” của Madoff bao gồm từ những nhân vật nổi tiếng như Elie Wiesel, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1986, đạo diễn Steven Spielberg (Mỹ) đến các triệu phú, các công ty tư vấn đầu tư và quỹ phòng hộ (hedge)… 

Thậm chí siêu lừa Allen Stanford cũng trở thành 1 nạn nhân của Madoff với số tiền đầu tư lên đến 400.000 USD. 

Có thể nói cú lừa thế kỷ này của Madoff chẳng khác nào thảm hoạ sóng thần quét sạch các tổ chức tài chính trên thế giới và đây được coi là vụ “vỡ hụi” khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới với tổng thiệt hại lên đến 64.8 tỷ USD.

Kết thúc vụ án, Madoff phải ra vành móng ngựa vào tháng 12 năm 2008 chịu mức án phạt 150 tù. Tuy nhiên, mức phạt này chưa phải là kết cục làm hài lòng những “nạn nhân” của siêu lừa Bernard Madoff. 

Bởi với họ, những người đã mất toàn bộ tài sản, gia đình tan nát, thậm chí có người đã tự tử vì tay trắng thì quãng đời còn lại trong lao tù của Madoff vẫn là sự trừng phạt “nhẹ nhàng”.

Triệu phú Scott Rothstein và đường dây bán hàng đa cấp

Scott Rothstein (sinh ngày 10/6/1962) là một luật sư người Mỹ, đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành công ty luật Rothstein Rosenfeldt Adler. 

Năm 2005, Rothstein bỗng phất lên “như diều gặp gió” nhờ kinh doanh đa cấp và trở thành cái tên nổi tiếng không chỉ trong giới luật sư, mà còn trong giới tài chính Mỹ. 
Scott Rothstein
 

Ở 47 tuổi, Scott Rothstein đã trở thành triệu phú Mỹ và nắm trong tay khối tay sản lên đến hàng tỷ USD. Không những thế, Scott Rothstein còn có một cuộc sống vô cùng xa hoa với hàng hiệu, xe xịn và gái đẹp.

Cũng theo mô hình Ponzi, bắt đầu từ năm 2005, lợi dụng uy tín và sự thành công của công ty luật, Rothstein đã mời chào để bán cổ phần các khu đất giả mạo cho nhiều nhà đầu tư với lí lẽ rằng khách hàng sẽ được giảm giá lớn nếu tiền tới sớm và chồng cả cục. 

Theo John Gillies, trợ lý đặc biệt phụ trách văn phòng Miami của FBI, Scott Rothstein dường như có một sức hút kỳ lạ từ một luật sư uy tín để tất cả các nhà đầu tư có thể tin rằng số tiền đầu tư của họ sẽ tạo ra được khoản lợi nhuận khổng lồ. Số lợi nhuận Rothstein thu về từ việc làm ăn phi pháp này lên tới 1,2 tỷ USD. 

Cũng kể từ khi bắt đầu sự nghiệp bán hàng đa cấp, Rothstein cũng bắt đầu hình thành thói quen sưu tập xế khủng, đồng hồ hàng hiệu và mải mê lao vào những cuộc tình ngắn ngủi, bỏ bê vợ con, gia đình.

Sự việc được phanh phui vào đầu tháng 11 năm 2009, Scott Rothstein bị kêt tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản lên tớ 1,2 tỷ USD. Tất cả những tài sản giá trị của Rothstein được đem ra bán đấu giá để đền bù một phần cho người bị hại. Với hành vi lừa đảo của mình, ngày 9/6/2010, Scott Rothstein đã phải lãnh mức án 50 năm tù.


Theo Khampha.vn
Bình luận
vtcnews.vn