Những thực phẩm giúp chống tắc tia sữa hiệu quả

Đời sốngThứ Năm, 30/04/2015 07:00:00 +07:00

Dùng 2 loại lá trên mỗi thứ một nắm, rửa sạch rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên hai bầu ngực sau đó băng lại, sữa cũa mẹ sẽ thông sau vài ngày làm như thế.

(VTC News) - Dùng 2 loại lá trên mỗi thứ một nắm, rửa sạch rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên hai bầu ngực sau đó băng lại, sữa của mẹ sẽ thông sau vài ngày làm như thế.

Lá tía tô có khả năng làm thông tắc tia sữa.
Lá tía tô và rau dừa nước

Dùng 2 loại lá trên mỗi thứ một nắm, rửa sạch rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên hai bầu ngực sau đó băng lại, sữa của mẹ sẽ thông sau vài ngày làm như thế.

Hành tím

Dùng hành tím thái lát mỏng, sau đó đặt lên hai bầu ngực trừ phần núm vú, sau đó lấy giấy mềm phủ lại rồi dùng băng keo cố định lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với massage ngực, sau vài ngày sữa mẹ sẽ thông trở lại.

Đu đủ xanh
Đu đủ non rửa sạch, thái lát mỏng, nướng qua lửa cho ấm, dùng khăn mỏng hoặc giấy mỏng bọc lại sau đó đắp lên hai bầu ngực cũng có tác dụng chữa tắc tia sữa cho các mẹ.

Lá mít

Hái lá mít hơ nóng rồi đặt lên phần cứng nhất của hai bầu ngực, mỗi bầu ngực 9 lá. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng và ấn mạnh từ trên xuống. Khi thấy sữa chảy ra thì nên cho bé bú ngay lúc đó. Mẹ bầu nên làm liên tục trong vài ngày, sữa sẽ hoàn toàn được thông tắc.

Một số biện pháp khác chống tắc tia sữa

Mát xa
Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “Day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. 

Mát xa nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. 

Dùng dụng cụ hút mụn

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. 

Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. 

Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.


An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn