Những sự kiện giáo dục ‘đáng quên’ 2012

Giáo dụcThứ Tư, 26/12/2012 07:13:00 +07:00

(VTC News)- Năm 2012 không thể coi là năm thành công của giáo dục nước nhà khi có hàng loạt sự cố diễn ra.

(VTC News)- Năm 2012 không thể coi là năm thành công của giáo dục nước nhà khi có hàng loạt sự cố diễn ra khiến những người làm giáo dục phải suy nghĩ.




VTC News xin điểm lại một số sự kiện giáo dục “đáng quên” trong năm 2012 mà nhóm phóng viên VTC News đã có nhiều tin bài điều tra, phản ánh về sự việc.


Gian lận thi cử tại Đồi Ngô

Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, một bạn đọc đã gửi đến VTC News đoạn clip ghi lại quang cảnh phòng thi tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) trong giờ làm bài môn Hóa.
 Học sinh dự thi tốt nghiệp tại hội đồng thi trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) thoải mái mang tài liệu vào phòng thi để chép bài
Qua đoạn clip cho thấy những hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc thi cử và công tác coi thi. Việc gian lận này còn diễn ra ở hầu hết các môn thi còn lại.

Trong phòng thi, các thí sinh được tự do quay ngang quay ngửa, hỏi bài, ném bài cho nhau trước mắt giám thị coi thi. Giám thị làm ngơ cho thí sinh quay bài, thậm chí còn đưa lời giải cho thí sinh chép.

Tại cuộc họp báo chiều 4/6/2012, phóng viên VTC News đã cung cấp thông tin về việc có trường hợp gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT.

Trao đổi với phóng viên,sáng 5/6, lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết đã nhận được thông tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tại địa phương thông qua báo chí.
Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) nơi xảy ra gian lận thi chấn động cả nước 
Sau 2 tháng tiến hành điều tra và xác minh sự việc, ngày 11/8, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã ký quyết định xử lý kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên liên quan đến gian lận thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang).

Tuy nhiên, với bản x lý kỷ luật này, nhiều người vẫn cho rằng hướng xử lý còn nhẹ và chưa có tính răn đe.

Sau sự cố gian lận thi cử tại Bắc Giang, Bộ GD-ĐT đã ra Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, Bộ GD-ĐT khuyến khích thí sinh tố cáo tiêu cực trong phòng thi.

Sai phạm động trời tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày 11/12/2012, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng thông báo hàng loạt sai phạm động trời tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân xảy ra ở 4 nhóm vấn đề: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác đào tạo sau đại học và liên kết đào tạo; Công tác xây dựng cơ bản và các khoản thu chi, tài chính.
Hàng loạt sai phạm động trời đã xảy ra tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân 
Theo bản kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT, việc tổ chức, luân chuyển cán bộ tại ĐH Kinh tế Quốc dân có nhiều vấn đề chưa minh bạch và chưa theo đúng quy trình. Công tác liên kết đào tạo đại học và sau đại học của trường để xảy ra nhiều sai phạm.

Đặc biệt, trong 2 năm 2009 và 2011, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã thu sai hơn 51 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị kỷ luật đối với hàng loạt cán bộ và lãnh đạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân và thu hồi cho ngân sách Nhà nước hơn 3 tđồng.

Hàng chục vụ học sinh tự tử

Từ đầu năm 2012 đến nay đã có hàng chục vụ nữ sinh tự tử vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đáng nói, ngày càng có nhiều học sinh nhỏ tuổi cũng tự vứt bỏ cuộc sống của chính mình trong niềm đau thương vô hạn của gia đình.
Hàng loạt vụ học sinh tự tử thương tâm đã diễn ra trong năm học vừa qua 
Gần đây nhất, chiều 4/12, em Nguyễn Thanh T., học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Bình Nhì 1, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã uống thuốc trừ sâu để tự tử vì bị nghi là lấy trộm tiền của cô giáo. Rất may, sự việc đã được phát hiện kịp thời và em T đã được cứu sống sau 4 ngày điều trị.

Ngày 10/2/2012, cho rằng bị làm nhục trước nhiều người, cháu Lương Thị H (sinh năm 1997) là học sinh Trường THCS xã Cẩm Ðiền (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tìm đến cái chết. Trước khi ra đi, H có để lại một lá thư tuyệt mệnh với vẻn vẹn 7 chữ “vĩnh biệt cuộc đời này mãi mãi”.

Ngày 28/2, nữ sinh M.T lớp 12 Anh THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nữ sinh này bị nghi lấy đồ ở trong phòng.

Những ngày đầu tháng 1/2012, dư luận Thái Bình xôn xao vì một nữ sinh K.O lớp 12 của trường THPT tư thục Đông Quan (huyện Đông Hưng, Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất trong giờ học môn Toán ngày 7/1.

Cô giáo nhập viện vì “Canh gà Thọ Xương”

Đầu tháng 10/2012, sự việc một số phụ huynh bất bình với cô giáo Thủy dạy Văn ở Trường Lomonoxop (Hà Nội) vì giảng cho học sinh câu ca dao “Canh gà Thọ Xương” là món canh gà ở Hồ Tây.
Vụ "Canh gà Thọ Xương" gây xôn xao dư luận đầu tháng 10/2012 
Tuy nhiên, cô Thủy cho rằng không có chuyện mình sai về kiến thức như sự hiểu lầm của một số phụ huynh. Cô Thủy cũng nhận lỗi vì đã không sửa bài thấu đáo để học sinh hiểu nhầm một cách tai hại. Được biết, sau đó cô Thủy đã chữa lại bài một cách hoàn chỉnh cho toàn bộ lớp học.

Sau khi sự việc xảy ra, cô Thủy vì không chịu được áp lực đã phải xin nghỉ việc về quê để điều trị bệnh. Sự việc xảy ra, các học trò đã lên tiếng bảo vệ cho cô Thủy và mong cô sớm quay trở lại trường để giảng dạy.

Lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định không có việc cô Thủy giảng sai về kiến thức cho học sinh, tuy nhiên cô Thủy đã mắc lỗi về nghiệp vụ khi chữa bài không thấu đáo khiến một số ít học sinh hiểu lầm.

Cô giáo tự tử trước mặt lãnh đạo


Chiều 14/8, cô Lý Kim Liên – một giáo viên vì quá uất ức do quyết định luân chuyển của mìnhnên đã tự tử bằng thuốc rầy ngay tại phòng GD-ĐT quận Thủ Đức – TP.HCM .
Cô Lý Kim Liên tự tử vì không đồng tình với quyết định điều chuyển của lãnh đạo Phòng GD-ĐT Thủ Đức
Trả lời lí do cô Lý Kim Liên bị điều động, luân chuyển 5 năm về trước, lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức cho biết: Việc cô Liên yêu cầu được về trường Nguyễn Trung Trực một lần nữa không thể giải quyết.

Nguyên nhân chuyển cô Liên đi khỏi trường này là do cô bất hợp tác với ban giám hiệu, đi trái lại chủ trương của ngành (làm tờ rơi phát cho học sinh), đánh học sinh, nhục mạ, xúc phạm giáo viên, dùng ngôn t không đúng sư phạm với học sinh để phụ huynh phản ánh nhiều lần, kết quả giảng dạy thấp.

Một giáo viên mất uy tín với tập thể nhà trường, với phụ huynh học sinh thì việc thuyên chuyển cô Liên đi trường khác 5 năm về trước là hoàn toàn hợp lý, kết quả tốt cho cô Liên.

Phản hồi lại những ý kiến của lãnh đạo Phòng GD-ĐT Thủ Đức, cô Liên cũng chia sẻ rằng nếu cô nhiều tội trạng như thế thì tại sao năm nào, cô cũng được đánh giá là lao động tiên tiến, lĩnh lương, tăng lương đều đều. Nếu sự thật cô vi phạm nhiều như thế thì chắc chắn đã bị xử lý ngay, chứ không thể tồn tại trong bấy nhiêu năm.

Tuy nhiên, sáng ngày 27/8, sau khi tiếp xúc với lãnh đạo UBND Quận Thủ Đức, lãnh đạo Phòng GD-ĐT, cô Liên cho biết mình đã đồng ý về dạy ở trường tiểu học Nguyễn Văn Banh theo đúng đề nghị của lãnh đạo quận Thủ Đức.

Sau hai sự việc vừa qua, nhiều chuyên gia đều cho rằng “Nghề giáo là nghề nguy hiểm” vì luôn tiềm ẩn những nguy cơ có thể cướp đi mạng sống giáo viên.

Đổi giờ học giờ làm trong 1 tuần

Từ ngày 1/2/2012, Hà Nội bắt đầu đổi giờ học, giờ làm ở 12 quận huyện. Các trường đại học, cao đẳng, THCN, dạy nghề, THPT học từ trước 7h, kết thúc sau 19h.

Trường mầm non, tiểu học, THCS học từ 8h và kết thúc vào 17h. Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h.

Học sinh và phụ huynh "méo mặt" vì đổi giờ học 
Tuy nhiên, việc đổi giờ học giờ làm đã có rất nhiều bất cập xảy đến với người dân Thủ đô. Đa số người dân và học sinh đều phản ứng vì giờ tan học của học sinh THPT quá muộn (sau 19h); thời gian giao giữa hai ca sáng và chiều của học sinh THCS quá ngắn, chỉ 30 phút. Các trường học gặp khó vì không thể bố trí giáo viên dạy muộn, tăng chi phí thắp sáng...

Ngày 8/2/2012, sau 1 tuần đổi giờ học, giờ làm UBND TP Hà Nội đã có công điện khẩn gửi các Sở, ngành, quận, huyện thông báo về quyết định điều chỉnh giờ học của học sinh trên địa bàn.

UBND thành phố quyết định điều chỉnh thời gian kết thúc xuống 18h theo kiến nghị của Sở GD&ĐT, tức là vẫn muộn hơn so với thời điểm trước ngày 1/2 nửa tiếng.

UBND thành phố cũng nhắc nhở Sở GD-ĐT cần hướng dẫn cụ thể các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT điều chỉnh giờ học tập theo quy định một cách linh hoạt với mục tiêu giãn mật độ giao thông trong giờ cao điểm.

Việc đổi giờ theo nhiều chuyên gia nhận xét rằng đã không đem lại được hiệu quả do không giải quyết được nguyên nhân sâu xa của vấn nạn ùn tắc giao thông.

Phạm Thịnh (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn