Những sự cố suýt đụng nhau của hàng không Việt Nam

Kinh tếThứ Năm, 05/03/2015 06:30:00 +07:00

VN 502 không phải là chiếc máy bay duy nhất của Việt Nam từng suýt gặp phải sự cố đụng nhau tại sân bay.

VN 502 không phải là chiếc máy bay duy nhất của Việt Nam từng suýt gặp phải sự cố đụng nhau tại sân bay.

Ngày 4/3/2015: VN 502 suýt gặp sự cố ở Quảng Châu, Trung Quốc

Máy bay của Vietnam Airlines mang số hiệu VN 502 sau khi hạ cánh an toàn và đang trên đường tiến vào khu vực đỗ thì bất ngờ cơ trưởng phát hiện một máy bay khác của hãng Shandong Airlines đang chạy đà cất cánh nên đã ngay lập tức chủ động dừng lại và tránh được một tai nạn thảm khốc.
Sự cố mới nhất ngay đầu năm 2015 của Vietnam Airlines
Sự cố mới nhất ngay đầu năm 2015 của Vietnam Airlines 

Hiện tại, thông tin của vụ việc vẫn đang được các cơ quan điều tra làm rõ.

Ngày 19/12/2014: Kiểm soát viên không lưu suýt gây ra sự cố đáng tiếc

Hai kiểm soát viên không lưu Nguyễn Hoàng Tín (SN 1984) và Phạm Ngọc Lâm (SN 1968) đã không làm tròn trách nhiệm khi để cho chiếc máy bay chở hàng Cathay Pacific Cargo của Hồng Kông và máy bay chở khách HVN231 của Vietnam Airlines suýt nữa đâm vào nhau.

Hai máy bay nói trên không được kiểm soát rõ ràng, khiến cho tiêu chuẩn tối thiểu về dải phân cách bị vi phạm, chúng bay quá gần nhau và gây uy hiếp cho an toàn bay. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai máy bay là 10 dặm (khoảng 19 km). Khoảng cách 10-5 dặm được xếp vào nhóm nguy cơ uy hiếp an toàn cao; dưới 5 dặm bị xếp vào nhóm nguy cơ nghiêm trọng.

                                               Clip: Những vụ tai nạn máy bay quân sự ở Việt Nam


Hai nhân viên này đã bị phạt 7,5 triệu đồng cho hành vi lơ đễnh của mình.

Ngày 29/10/2014: Máy bay Vietnam Airlines suýt "đấu đầu" trực thăng quân sự

Sau 9 giây khi máy bay HVN1376 của hãng hàng không Vietnam Airlines nhận được lệnh cất cánh đi Huế thì đài chỉ huy quân sự cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi172/423 cất cánh. Do hai máy bay cất cánh gần như đồng thời từ sân bay Tân Sơn Nhất nên đã suýt đụng nhau.
VNA
Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đã có báo cáo gửi Cục Hàng không Việt Nam về sự cố xảy ra lúc 11h43 (giờ UTC- giờ quốc tế) ngày 29/10. Khi đó, trên vùng trời Tân Sơn Nhất có 4 máy bay trực thăng bay huấn luyện quân sự, trong đó: Máy bay UH1/912 đang treo tại bãi 1, Mi8/850 từ không vực 4 về cạnh 3 phía Bắc để hạ cánh xuống đường lăn W11, Mi8/850 đang bay về từ phía Đông Nam để hạ cánh đường lăn W11 và chiếc Mi172/423 cất cánh trên đường lăn W11.

Lúc này, máy bay HVN1376 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đang chuẩn bị nhận huấn lệnh cất cánh đi Huế.

Cụ thể, lúc 11h41’24’’, chuyến bay HVN1376 đang ở vị trí điểm chờ đường cất hạ cánh 25L (CHC) nhận được huấn lệnh cắt qua đường CHC 25L lên đường CHC 25R. Tổ lái báo nhận.Tuy nhiên, chỉ 9 giây sau khi HVN1376 cất cánh, lúc 11h42’36’’, đài chỉ huy quân sự cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi172/423 cất cánh.

Tình huống này đã khiến tổ lái chuyến bay HVN1376 phải giảm tỷ tốc và góc bay lên khi máy bay đạt độ cao 476 feet (khoảng 130m). Tuy nhiên tín hiệu ra đa sơ cấp không hiển thị độ cao, do đó không xác định được độ cao chênh lệch giữa 2 máy bay.

                                                     Clip: Vụ tai nạn máy bay có người Việt ở Lào



Ngày 27/6/2014: Nhân viên thực tập suýt gây tai nạn nghiêm trọng

Ngày 27/6, tại sân bay Đà Nẵng, nhân viên kiểm soát không lưu đã cấp lệnh cho tàu bay PIC595 của Jetstar Pacific cất cánh trong khi một máy bay khác mang số hiệu HVN130 của Vietnam Airlines chưa thoát khỏi đường băng.
Nhân viên không lưu tại sân bay Đà Nẵng chưa có chứng chỉ, thiếu kinh nghiệm khiến 2 máy bay suýt đụng nhau trên một đường băng
Nhân viên không lưu tại sân bay Đà Nẵng chưa có chứng chỉ, thiếu kinh nghiệm khiến 2 máy bay suýt đụng nhau trên một đường băng 
Điều tra cho thấy trước khi cấp lệnh cất cánh, nhân viên không lưu đã không quan sát đường băng nơi có tàu bay của Vietnam Airlines vừa hạ và chưa thoát hẳn. Kiểm soát viên không lưu này đang thực tập, chưa có giấy phép và các chứng chỉ xác định năng lực liên quan.

Ngày 14/10/2012: Hai máy bay cách nhau 10km

Theo đó, vào lúc 11g51 ngày 14/10/2012, chuyến bay số hiệu VN1511 của Hãng hàng không Quốc gia (VNA) cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Đà Nẵng được kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh bay lên độ cao FL340.

Đến 12g08, đài không lưu nhận được tín hiệu liên lạc của một máy bay của hãng hàng không nước ngoài cũng đang bay bằng ở độ cao FL340 trên không phận Việt Nam. Kiểm soát viên không lưu thông báo đã nhận dạng bằng radar, chỉ định giữ nguyên độ cao, lấy hướng bay tới điểm VILAO (gần biên giới Việt Nam – Lào) và báo cáo khi qua điểm này.

Chưa đầy 3 phút sau, phi công lái máy bay của VNA phát hiện phía trước có máy bay ngược chiều ở cùng mực bay, cách nhau khoảng 10km trên hướng 9 giờ so với hướng bay của VN1511.

Tổ lái thông báo với đài không lưu và đề nghị xác nhận có nguy cơ xung đột. Khi tổ lái nhắc lại một lần nữa theo yêu cầu, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện ra tình huống nguy hiểm và liên tiếp yêu cầu máy bay của VNA giảm độ cao xuống FL320, sau đó tiếp tục giảm xuống độ cao FL240.

Khánh Huy (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn