Những quốc gia 'ôm' nợ chính phủ nhiều nhất thế giới

Kinh tếThứ Ba, 20/10/2015 09:32:00 +07:00

Những quốc gia có nợ chính phủ nhiều nhất thế giới, trong đó xếp đầu bảng là Nhật Bản.

17. Iceland - 90,2%: Trước cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007, nợ chính phủ của quốc gia này mới chỉ khiêm tốn ở mức 27% GDP. Nay sau tám năm, hệ thống ngân hàng của Iceland vẫn chưa thể khôi phục.

17. Iceland - 90,2%: Trước cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007, nợ chính phủ của quốc gia này mới chỉ khiêm tốn ở mức 27% GDP. Nay sau tám năm, hệ thống ngân hàng của Iceland vẫn chưa thể khôi phục.

16. Barbados - 92%: Đây được xem là quốc gia giàu có và phát triển nhất ở khu vực phía Đông Caribbean, nhưng triển vọng tăng trưởng vẫn khá yếu do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ nhằm làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007.

16. Barbados - 92%: Đây được xem là quốc gia giàu có và phát triển nhất ở khu vực phía Đông Caribbean, nhưng triển vọng tăng trưởng vẫn khá yếu do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ nhằm làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007.

15. Pháp - 93,9%: Nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng tiền chung euro đã bắt đầu phục hồi, theo cơ quan thống kê của quốc gia này cho biết. Tháng này, dịch vụ PMI tại Pháp đã có tăng hơn so với dự kiến, và doanh số bán lẻ cũng đang có sự khởi sắc.

15. Pháp - 93,9%: Nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng tiền chung euro đã bắt đầu phục hồi, theo cơ quan thống kê của quốc gia này cho biết. Tháng này, dịch vụ PMI tại Pháp đã có tăng hơn so với dự kiến, và doanh số bán lẻ cũng đang có sự khởi sắc.

14. Tây Ban Nha - 93,9%. Standard & Poor tin rằng, tiềm năng tăng trưởng của Tây Ban Nha và việc cải cách thị trường lao động sẽ thúc đẩy triển vọng phát triển của quốc gia này. Trong quý II năm nay, nền kinh tế của Tây Ban Nha đã tăng trưởng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

14. Tây Ban Nha - 93,9%. Standard & Poor tin rằng, tiềm năng tăng trưởng của Tây Ban Nha và việc cải cách thị trường lao động sẽ thúc đẩy triển vọng phát triển của quốc gia này. Trong quý II năm nay, nền kinh tế của Tây Ban Nha đã tăng trưởng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

13. Cape Verde - 95%: Quốc đảo này có một nền kinh tế hướng tới các ngành dịch vụ, song tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn. Cape Verde hiện vẫn đang phải nhập khẩu tới 82% lượng thực phẩm của mình, khiến rất dễ bị 'tổn thương' khi xảy ra biến động thị trường.

13. Cape Verde - 95%: Quốc đảo này có một nền kinh tế hướng tới các ngành dịch vụ, song tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn. Cape Verde hiện vẫn đang phải nhập khẩu tới 82% lượng thực phẩm của mình, khiến rất dễ bị 'tổn thương' khi xảy ra biến động thị trường.

12. Bỉ - 99,8%: Đất nước này được gọi là 'kẻ bệnh tật của khu vực châu Âu', và mặc dù chính phủ đã tăng quản lý để giảm thâm hụt ngân sách từ mức đỉnh 6% GDP trong năm 2009 xuống 3,2% thì nợ chính phủ của Bỉ vẫn còn khá cao.

12. Bỉ - 99,8%: Đất nước này được gọi là 'kẻ bệnh tật của khu vực châu Âu', và mặc dù chính phủ đã tăng quản lý để giảm thâm hụt ngân sách từ mức đỉnh 6% GDP trong năm 2009 xuống 3,2% thì nợ chính phủ của Bỉ vẫn còn khá cao.

11. Singapore - 103,8%: Đây là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, nhưng lại 'ôm' nợ cao. Chính phủ quốc đảo này hiện đang cố gắng tìm kiếm những hướng mới để phát triển nền kinh tế và nâng cao năng suất.

11. Singapore - 103,8%: Đây là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, nhưng lại 'ôm' nợ cao. Chính phủ quốc đảo này hiện đang cố gắng tìm kiếm những hướng mới để phát triển nền kinh tế và nâng cao năng suất.

10. Mỹ- 104,5%: Mỹ đang có khả năng sẽ quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong suốt bảy năm qua. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, động thái này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính do sẽ làm tăng các khoản nợ và tăng áp lực trong việc thanh toán nợ.

10. Mỹ- 104,5%: Mỹ đang có khả năng sẽ quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong suốt bảy năm qua. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, động thái này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính do sẽ làm tăng các khoản nợ và tăng áp lực trong việc thanh toán nợ.

9. Bhutan - 110,7%: Nền kinh tế nhỏ bé của châu Á này được liên kết chặt chẽ và phụ thuộc khá nhiều vào Ấn Độ để được hỗ trợ về tài chính và lao động nước ngoài cho cơ sở hạ tầng.

9. Bhutan - 110,7%: Nền kinh tế nhỏ bé của châu Á này được liên kết chặt chẽ và phụ thuộc khá nhiều vào Ấn Độ để được hỗ trợ về tài chính và lao động nước ngoài cho cơ sở hạ tầng.

8. Síp - 112%: Giống như Hy Lạp, Síp đã được giải cứu bởi các chủ nợ quốc tế và hiện phải thực thi việc kiểm soát vốn và các biện pháp khắc khổ để tiếp tục có được các khoản tài trợ.

8. Síp - 112%: Giống như Hy Lạp, Síp đã được giải cứu bởi các chủ nợ quốc tế và hiện phải thực thi việc kiểm soát vốn và các biện pháp khắc khổ để tiếp tục có được các khoản tài trợ.

7. Cộng hoà Ireland - 122,8%: Quốc gia này đã 'dứt' được các chương trình cứu trợ tài chính từ hai năm trước, nhưng vẫn còn phải đối mặt với một đống nợ khổng lồ. Nhưng hiện tại Ireland đang được đánh giá là đi đúng hướng, với những thành công trong tái cấp vốn một số lượng lớn các khoản nợ liên quan tới ngân hàng.

7. Cộng hoà Ireland - 122,8%: Quốc gia này đã 'dứt' được các chương trình cứu trợ tài chính từ hai năm trước, nhưng vẫn còn phải đối mặt với một đống nợ khổng lồ. Nhưng hiện tại Ireland đang được đánh giá là đi đúng hướng, với những thành công trong tái cấp vốn một số lượng lớn các khoản nợ liên quan tới ngân hàng.

6. Bồ Đào Nha - 128,8%: Bồ Đào Nha đã thoát được các chương trình cứu trợ tài chính vào thời điểm giữa năm 2014, nhưng GDP vẫn thấp hơn 7,8% so với thời điểm cuối năm 2007.

6. Bồ Đào Nha - 128,8%: Bồ Đào Nha đã thoát được các chương trình cứu trợ tài chính vào thời điểm giữa năm 2014, nhưng GDP vẫn thấp hơn 7,8% so với thời điểm cuối năm 2007.

5. Ý - 132,5%: Tỷ trọng nợ của Ý so với GDP là mức cao thứ hai trong tất cả các quốc gia ở khu vực châu Âu và đã tăng vọt vào đầu năm nay.

5. Ý - 132,5%: Tỷ trọng nợ của Ý so với GDP là mức cao thứ hai trong tất cả các quốc gia ở khu vực châu Âu và đã tăng vọt vào đầu năm nay.

4. Jamaica - 138,9%: Các ngành công nghiệp dịch vụ chiếm tới 80% GDP của Jamaica, nhưng do lượng tội phạm cao, tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp tăng đã kéo khả năng tăng trưởng của quốc gia này xuống.

4. Jamaica - 138,9%: Các ngành công nghiệp dịch vụ chiếm tới 80% GDP của Jamaica, nhưng do lượng tội phạm cao, tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp tăng đã kéo khả năng tăng trưởng của quốc gia này xuống.

3. Lebanon - 139,7%: Nước này từng là một điểm du lịch hút khách, nhưng do cuộc xung đột với Syria và những bất ổn chính trị trong nước đã dẫn đến sự thiếu hụt về ngân sách.

3. Lebanon - 139,7%: Nước này từng là một điểm du lịch hút khách, nhưng do cuộc xung đột với Syria và những bất ổn chính trị trong nước đã dẫn đến sự thiếu hụt về ngân sách.

2. Hy Lạp - 173,8%: Đất nước này đã nhận các gói cứu trợ có giá trị lên tới 320 tỷ euro, và hiện đang buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng để có được các khoản vay này. Nhưng đáng ngạc nhiên là Hy Lạp vẫn chưa phải là quốc gia có nợ chính phủ nhiều nhất thế giới.

2. Hy Lạp - 173,8%: Đất nước này đã nhận các gói cứu trợ có giá trị lên tới 320 tỷ euro, và hiện đang buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng để có được các khoản vay này. Nhưng đáng ngạc nhiên là Hy Lạp vẫn chưa phải là quốc gia có nợ chính phủ nhiều nhất thế giới.

1. Nhật Bản - 243,2%: Nhật Bản lại là nước đang sở hữu khoản nợ chính phủ đáng lo ngại nhất, đặc biệt khi hiện nay, nền kinh tế quốc gia này đang tăng trưởng chậm. S&P, một trong những cơ quan tín dụng lớn nhất thế giới đã giảm điểm xếp hạng của Nhật Bản xuống trong tháng 9 vừa qua và thay đổi quan điểm về Nhật Bản từ 'ổn định' xuống thành 'tiêu cực'.

1. Nhật Bản - 243,2%: Nhật Bản lại là nước đang sở hữu khoản nợ chính phủ đáng lo ngại nhất, đặc biệt khi hiện nay, nền kinh tế quốc gia này đang tăng trưởng chậm. S&P, một trong những cơ quan tín dụng lớn nhất thế giới đã giảm điểm xếp hạng của Nhật Bản xuống trong tháng 9 vừa qua và thay đổi quan điểm về Nhật Bản từ 'ổn định' xuống thành 'tiêu cực'.

Bình luận
vtcnews.vn