Những mã cổ phiếu nào được 'thơm lây' từ TPP?

Kinh tếThứ Năm, 08/10/2015 05:01:00 +07:00

Mặc dù dệt may và da giày là ngành hưởng lợi nhiều nhất tại Việt Nam,nhà đầu tư lại không có nhiều lựa chọn đối với các mã cổ phiếu lớn và có tính thanh khoản

Mặc dù dệt may và da giày là ngành hưởng lợi nhiều nhất tại Việt Nam, nhà đầu tư lại không có nhiều lựa chọn đối với các mã cổ phiếu lớn và có tính thanh khoản cao được hưởng lợi trực tiếp từ TPP, Credit Suisse chỉ ra. 

Trong báo cáo mới nhất, ngân hàng Credit Suisse nhận định Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định quan trọng có tính tích cực đối với Việt Nam.
Sản xuất Việt Nam
Nhìn chung, Credit Suisse tái khẳng định dự đoán của Viện Peterson trước đó, cho rằng GDP Việt Nam sẽ tăng thêm 10% trước năm 2025 nhờ TPP, gấp đôi tỷ lệ của nước hưởng lợi ích nhiều thứ hai là Malaysia tại 5,5%.
Singapore là nước hưởng lợi gia tăng ít tại 1,4% tăng trưởng GDP, do nước này đã có sẵn hiệp định thương mại tự do với Mỹ, khác với Việt Nam và Malaysia.
 Mặc dù các chi tiết cụ thể của thỏa thuận chưa được công bố, cổ phiếu ngân hàng dự đoán lĩnh vực dệt may, da giầy sẽ là những mã cổ phiếu được 'thơm lây' từ TPP
Đây là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất từ hàng rào thuế quan và hạn ngạch. TPP sẽ mang lại cho Việt Nam lợi thế hiếm có so với các quốc gia ngoài thỏa thuận.
Mặc dù đây vốn là hai ngành thế mạnh của Việt Nam, hiệp định có thể thu hút các nhà sản xuất đa quốc gia chuyển nhà máy từ Trung Quốc và Thái Lan sang, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng liên kết theo chiều dọc (vertical integration).
Bên cạnh đó, công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng điện tử cũng được "thơm lây" từ các hàng rào thương mại bị dỡ bỏ, mặc dù tác động không mạnh bằng.
 Trong lĩnh vực thu hút FDI, Credit Suisse đặc biệt nhấn mạnh dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Ngân hàng đánh giá Việt Nam là một điển hình đặc biệt thành công trong thu hút vốn FDI so với khu vực, tuy nhiên vốn FDI từ Trung Quốc vẫn đang ở mức khiêm tốn, chỉ đứng ở mức thứ 9 nếu tính Trung Quốc đại lục, và thứ 5 nếu cộng gộp cả Hong Kong.
Tuy nhiên, TPP có thể sẽ thay đổi bảng xếp hạng khi doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc đánh giá Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn để đặt nhà máy sản xuất.
Trong công tác hoạch định chính sách, ngân hàng dự đoán các phản ứng chính sách từ phía chính phủ là khó dự đoán. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh gia tăng từ thị trường tự do sẽ là động lực để Việt Nam quyết liệt theo đuổi kế hoạch cải cách, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước.
Trên thị trường chứng khoán, mặc dù dệt may và da giày là ngành hưởng lợi nhiều nhất tại Việt Nam, nhà đầu tư lại không có nhiều lựa chọn đối với các mã cổ phiếu lớn và có tính thanh khoản cao được hưởng lợi trực tiếp từ TPP, Credit Suisse chỉ ra.
Mã cổ phiếu dệt may hiếm hoi được ngân hàng ghi nhận là TCM với giá trị thị trường khoảng 75 triệu USD, giá trị giao dịch trung bình 3 tháng đạt 1,4 triệu USD.
Ngoài ra, một số mã cổ phiếu nổi bật trong lĩnh vực điện ứng dụng là NT2 và PPC, trong lĩnh vực xây dựng và kiên trúc là REE và CTD, trong ngành xi măng là HT1.
Xét về tác động tràn của TPP lên toàn ngành kinh tế, một số lĩnh vực khác như ngân hàng, tiêu dùng và bất động sản cũng sẽ hưởng tín hiệu tích cực. Credit Suisse tiếp tục xếp hạng hai mã cổ phiếu của Vinamilk và Vingroup ở mức "chuyển biến tích cực".

Nguồn:  Bizlive
Bình luận
vtcnews.vn