Những khoảnh khắc vũ trụ đi vào lịch sử loài người

Thế giớiThứ Tư, 08/10/2014 03:43:00 +07:00

(VTC News) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra đời của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA, năm 2008), cơ quan này đã chọn ra 50 tấm ảnh được coi là "Khoảnh khắc NASA".

'Glenn trong quỹ đạo', chụp năm 1962. 10 tháng sau khi Yuri Gagarin lần đầu tiên đặt chân ra ngoài vũ trụ, John Glenn có cơ hội được trải nghiệm chuyến đi thú vị này, và ông trở thành người hùng quốc gia ngay sau khi trở về.

'Glenn trong quỹ đạo', chụp năm 1962. 10 tháng sau khi Yuri Gagarin lần đầu tiên đặt chân ra ngoài vũ trụ, John Glenn có cơ hội được trải nghiệm chuyến đi thú vị này, và ông trở thành người hùng quốc gia ngay sau khi trở về.

'Miệng núi lửa trên sao Hỏa' được chụp năm 1965. Lần đầu tiên cận cảnh bề mặt sao Hỏa được ghi lại dưới ống kính của tàu vũ trụ Mariner 4. Bức ảnh này làm dập tắt hy vọng tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này.

'Miệng núi lửa trên sao Hỏa' được chụp năm 1965. Lần đầu tiên cận cảnh bề mặt sao Hỏa được ghi lại dưới ống kính của tàu vũ trụ Mariner 4. Bức ảnh này làm dập tắt hy vọng tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này.

Sự kiện phóng thành công tên lửa Saturn 1, được chụp năm 1965. Nhóm chế tạo tên lửa Saturn gồm các kĩ sư gốc Đức, hầu hết họ đều công tác tại Trung tâm tên lửa đẩy Marshall, Alabama.

Sự kiện phóng thành công tên lửa Saturn 1, được chụp năm 1965. Nhóm chế tạo tên lửa Saturn gồm các kĩ sư gốc Đức, hầu hết họ đều công tác tại Trung tâm tên lửa đẩy Marshall, Alabama.

Ảnh chụp con tàu Apollo 13 năm 1970. Các phi hành gia trên con tàu Apollo 13 gồm Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise đã nhận ra được nguy cơ cháy nổ tiềm tàng bên trong con tàu của họ.

Ảnh chụp con tàu Apollo 13 năm 1970. Các phi hành gia trên con tàu Apollo 13 gồm Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise đã nhận ra được nguy cơ cháy nổ tiềm tàng bên trong con tàu của họ.

Lần đầu tiên phóng thành công tàu con thoi vào vũ trụ, được chụp năm 1981. Tàu con thoi Columbia rời bệ cùng hai phi hành gia John Young và Robert Crippen vào ngày 12/4/1981. Sau đó phi hành gia trở về bằng khoang đổ bộ.

Lần đầu tiên phóng thành công tàu con thoi vào vũ trụ, được chụp năm 1981. Tàu con thoi Columbia rời bệ cùng hai phi hành gia John Young và Robert Crippen vào ngày 12/4/1981. Sau đó phi hành gia trở về bằng khoang đổ bộ.

Alan Shepard - người Mỹ đầu tiên bước ra không gian từ con tàu Freedom 7, được chụp năm 1961. Anh được cứu hộ từ một chiếc trực thăng khi đang lênh đênh trên đại dương sau khi khoang đổ bộ về trái đất.

Alan Shepard - người Mỹ đầu tiên bước ra không gian từ con tàu Freedom 7, được chụp năm 1961. Anh được cứu hộ từ một chiếc trực thăng khi đang lênh đênh trên đại dương sau khi khoang đổ bộ về trái đất.

Vệ tinh nhân tạo Echo 2, được chụp năm 1964. Thiết bị này gồm khinh khí cầu không gian, cùng các bộ thiết bị có khả năng truyền thành công tín hiệu điện thoại, radio và vô tuyến trở lại trái đất.

Vệ tinh nhân tạo Echo 2, được chụp năm 1964. Thiết bị này gồm khinh khí cầu không gian, cùng các bộ thiết bị có khả năng truyền thành công tín hiệu điện thoại, radio và vô tuyến trở lại trái đất.

Lần đầu tiên hình ảnh Trái đất chụp lại từ quỹ đạo được chiếu lên truyền hình. TIROS 1, thiết bị thu phát được trang bị cùng camera có thể ghi hình ảnh các đám mây trên bề mặt trái đất và truyền hình ảnh đó về trung tâm.

Lần đầu tiên hình ảnh Trái đất chụp lại từ quỹ đạo được chiếu lên truyền hình. TIROS 1, thiết bị thu phát được trang bị cùng camera có thể ghi hình ảnh các đám mây trên bề mặt trái đất và truyền hình ảnh đó về trung tâm.

Apollo - Soyuz, được chụp vào năm 1975. Các phi hành gia Alexei Leonov (trái, người Nga) và Deke Slayton (người Mỹ) trong hình, tinh thần đồng đội giữa họ phản ánh sự hợp tác vũ trụ tốt đẹp giữa Mỹ - Nga giai đoạn 1975.

Apollo - Soyuz, được chụp vào năm 1975. Các phi hành gia Alexei Leonov (trái, người Nga) và Deke Slayton (người Mỹ) trong hình, tinh thần đồng đội giữa họ phản ánh sự hợp tác vũ trụ tốt đẹp giữa Mỹ - Nga giai đoạn 1975.

34. Deep Impact tấn công sao chổi, chụp năm 2005. Sự kiện này tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên va chạm giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu loại vật liệu có thể tách ra từ lõi đá.

34. Deep Impact tấn công sao chổi, chụp năm 2005. Sự kiện này tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên va chạm giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu loại vật liệu có thể tách ra từ lõi đá.

Bức ảnh chụp lại sao chổi Shoemaker-Levy vào năm 1994. Sau khi các nhà khoa học dự đoán sao chổi Shoemaker-Levy sẽ vỡ ra và va chạm với sao Mộc, thì tất cả các cỗ máy quan sát bầu trời đều được khởi động để dõi theo sự kiện này.

Bức ảnh chụp lại sao chổi Shoemaker-Levy vào năm 1994. Sau khi các nhà khoa học dự đoán sao chổi Shoemaker-Levy sẽ vỡ ra và va chạm với sao Mộc, thì tất cả các cỗ máy quan sát bầu trời đều được khởi động để dõi theo sự kiện này.

Harrison Schmitt được chụp từ con tàu Apollo 17, năm 1972. Nhà khoa học địa chất kiêm phi hành gia Schmitt đã hỗ trợ quá trình đào tạo các nhà du hành vũ trụ khác để trở thành nhà địa chất học như ông khi vào vũ trụ.

Harrison Schmitt được chụp từ con tàu Apollo 17, năm 1972. Nhà khoa học địa chất kiêm phi hành gia Schmitt đã hỗ trợ quá trình đào tạo các nhà du hành vũ trụ khác để trở thành nhà địa chất học như ông khi vào vũ trụ.

Hình ảnh trái đất từ vệ tinh, được chụp năm 2002. Vệ tinh nhân tạo quan sát Trái đất LANDSAT của NASA đã chụp bức ảnh đẹp nhất về trái đất kể từ năm 1972 đến nay. Đây là một nơi thuộc bang Florida, Mỹ.

Hình ảnh trái đất từ vệ tinh, được chụp năm 2002. Vệ tinh nhân tạo quan sát Trái đất LANDSAT của NASA đã chụp bức ảnh đẹp nhất về trái đất kể từ năm 1972 đến nay. Đây là một nơi thuộc bang Florida, Mỹ.

Viking 2 trên sao Hỏa, chụp năm 1976. Viking 2 đã tiếp đất tại cao nguyên Utopia trên bề mặt sao Hỏa vào ngày 3/9/1976. Do lớp bụi trong không khí mà bầu trời trên sao Hỏa được nhuộm màu hồng nhạt.

Viking 2 trên sao Hỏa, chụp năm 1976. Viking 2 đã tiếp đất tại cao nguyên Utopia trên bề mặt sao Hỏa vào ngày 3/9/1976. Do lớp bụi trong không khí mà bầu trời trên sao Hỏa được nhuộm màu hồng nhạt.

Lửa Mặt trời từ Skylab, chụp năm 1973. Vệ tinh nhân tạo của NASA đã dừng tại khoảng không giữa Trái đất và Mặt trời để quan sát vị trí của các vì sao. Các nhà khoa học tại trạm không gian Skylab nghiên cứu về Mặt trời từ năm 1970.

Lửa Mặt trời từ Skylab, chụp năm 1973. Vệ tinh nhân tạo của NASA đã dừng tại khoảng không giữa Trái đất và Mặt trời để quan sát vị trí của các vì sao. Các nhà khoa học tại trạm không gian Skylab nghiên cứu về Mặt trời từ năm 1970.

Trạm không gian quốc tế, chụp năm 2008. Đây là vật thể lớn nhất từng bay trong không gian. Trạm vũ trụ này được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1984, phòng thí nghiệm hiện nay gần như hoàn thiện.

Trạm không gian quốc tế, chụp năm 2008. Đây là vật thể lớn nhất từng bay trong không gian. Trạm vũ trụ này được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1984, phòng thí nghiệm hiện nay gần như hoàn thiện.

Kính thiên văn Hubble, được chụp năm 1993. Thiết bị hữu hiệu này được thiết kế để phục vụ nhu cầu quan sát vũ trụ hàng ngày của các nhà du hành. Họ có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu từ trạm quan sát 4 lần mỗi ngày.

Kính thiên văn Hubble, được chụp năm 1993. Thiết bị hữu hiệu này được thiết kế để phục vụ nhu cầu quan sát vũ trụ hàng ngày của các nhà du hành. Họ có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu từ trạm quan sát 4 lần mỗi ngày.

Bức hình sao Thổ từ Cassini, chụp năm 2004. Tàu vũ trụ Cassini là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và châu Âu đến quỹ đạo quanh sao Thổ vào tháng 7/2004.

Bức hình sao Thổ từ Cassini, chụp năm 2004. Tàu vũ trụ Cassini là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và châu Âu đến quỹ đạo quanh sao Thổ vào tháng 7/2004.

Vận chuyển tàu con thoi ra bãi phóng, được chụp năm 1998. Tàu con thoi được vận chuyển từ California đến bãi phóng tên lửa ở bang Florida trên chiếc Boeing 747 được thiết kế đặc biệt, cõng tàu con thoi trên lưng.

Vận chuyển tàu con thoi ra bãi phóng, được chụp năm 1998. Tàu con thoi được vận chuyển từ California đến bãi phóng tên lửa ở bang Florida trên chiếc Boeing 747 được thiết kế đặc biệt, cõng tàu con thoi trên lưng.

Bồn tắm trên Skylab, chụp năm 1973. Trạm không gian đầu tiên của Mỹ được trang bị khá đầy đủ tiện nghi. Jack Lousma (ảnh) đang trong thời gian thực hiện chuyến du hành lần thứ 2 kéo dài 59 ngày.

Bồn tắm trên Skylab, chụp năm 1973. Trạm không gian đầu tiên của Mỹ được trang bị khá đầy đủ tiện nghi. Jack Lousma (ảnh) đang trong thời gian thực hiện chuyến du hành lần thứ 2 kéo dài 59 ngày.

Boong giữa trên tàu con thoi, chụp năm 1983. Trong sứ mệnh lần thứ tám này, nhóm nhà du hành vũ trụ gồm 5 người. Nhà du hành Guy Bluford (phải) là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đặt chân ra ngoài không gian.

Boong giữa trên tàu con thoi, chụp năm 1983. Trong sứ mệnh lần thứ tám này, nhóm nhà du hành vũ trụ gồm 5 người. Nhà du hành Guy Bluford (phải) là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đặt chân ra ngoài không gian.

Núi lửa phun trào từ Trái đất, chụp năm 1979. Một trong số những khám phá quan trọng nhất trong sứ mệnh của Voyager 1 là nghiên cứu quá trình phun trào núi lửa trên Trái đất diễn ra và tác động ra sao đến bầu khí quyển.

Núi lửa phun trào từ Trái đất, chụp năm 1979. Một trong số những khám phá quan trọng nhất trong sứ mệnh của Voyager 1 là nghiên cứu quá trình phun trào núi lửa trên Trái đất diễn ra và tác động ra sao đến bầu khí quyển.

Eileen Collins, chụp năm 1999. Nữ phi hành gia người Mỹ trên cabin tàu con thoi ở ngoài không gian. Đối với NASA, bất cứ phụ nữ nào lên tàu vũ trụ, ra ngoài không gian luôn là sự kiện trọng đại.

Eileen Collins, chụp năm 1999. Nữ phi hành gia người Mỹ trên cabin tàu con thoi ở ngoài không gian. Đối với NASA, bất cứ phụ nữ nào lên tàu vũ trụ, ra ngoài không gian luôn là sự kiện trọng đại.

Băng tuyết trên Europa, chụp năm 1998. Con tàu vũ trụ Galileo được giao sứ mệnh tới sao Mộc để nghiên cứu mặt trăng Europa, nơi mà đại dương chìm sâu trong lớp băng tuyết, đó thực sự là nơi tuyệt vời để tìm kiếm sự sống.

Băng tuyết trên Europa, chụp năm 1998. Con tàu vũ trụ Galileo được giao sứ mệnh tới sao Mộc để nghiên cứu mặt trăng Europa, nơi mà đại dương chìm sâu trong lớp băng tuyết, đó thực sự là nơi tuyệt vời để tìm kiếm sự sống.

Bức ảnh về Voyager Interstellar, chụp năm 1977. Thông điệp về sự tồn tại và sứ mệnh của con người, chứa trong một cái đĩa được mang ra ngoài không gian.

Bức ảnh về Voyager Interstellar, chụp năm 1977. Thông điệp về sự tồn tại và sứ mệnh của con người, chứa trong một cái đĩa được mang ra ngoài không gian.

Tàu con thoi Enterprise cùng các minh tinh màn bạc, chụp năm 1976. Sự tưởng tượng của các nhà làm phim là chất xúc tác, truyền cảm hứng cho khoa học. Khoa học vũ trụ cũng luôn là nguồn đề tài hấp dẫn của Hollywood.

Tàu con thoi Enterprise cùng các minh tinh màn bạc, chụp năm 1976. Sự tưởng tượng của các nhà làm phim là chất xúc tác, truyền cảm hứng cho khoa học. Khoa học vũ trụ cũng luôn là nguồn đề tài hấp dẫn của Hollywood.

Bình luận
vtcnews.vn