Những đối tượng nên tránh xa cà chua

Đời sốngChủ Nhật, 01/03/2015 08:47:00 +07:00

(VTC News) - Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

(VTC News) - Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

 Người bị loãng xương không nên ăn cà chua.


Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư. 

Người bị loãng xương

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị loãng xương nên tránh xa các loại thực phẩm có vị chua như me, nước cốt chanh hay cà chua…, vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.

Người bị bệnh dạ dày

Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc.

Người bị sỏi thận

Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.

Người dùng thuốc chống đông máu

Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông  máu bởi cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Không nên ăn cà chua khi đói

Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. 

Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói. 

Những điều cần lưu ý khi ăn cà chua

Không nên đun cà chua quá kĩ

Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua.

Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc

Cà chua là một loại trái cây và thức ăn thực vật giàu vitamin, mỗi 100g cà chua có chứa 550 mg carotene, thiamin, 0,03mg riboflavin, 10,6mg niacin, 19 mg vitamin C, 0.57mg vitamin E, 92mg vitamin A. Dưa chuột có chứa enzyme vitamin C, vitamin C có thể làm hỏng những quả cà chua và làm giảm các chất dinh dưỡng khác. Do đó, không nên ăn dưa chuột với cà chua sống cùng lúc.

Không nên ăn cà chua chưa chín

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.


An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn