Những bài văn nghị luận yêu sớm

Giáo dụcThứ Hai, 31/03/2014 07:36:00 +07:00

Có nên yêu khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Câu hỏi đã tưởng đã quá quen thuộc này vẫn luôn là vấn đề mới mẻ với mỗi thế hệ học trò.

Có nên yêu khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Câu hỏi đã tưởng đã quá quen thuộc này vẫn luôn là vấn đề mới mẻ với mỗi thế hệ học trò.

Qua một bài văn nghị luận xã hội nho nhỏ, tôi đã lắng nghe những tâm tư của học trò mà thường ngày các em rất ít thể hiện? Đọc những trang viết của các em, tôi thực sự giật mình bởi quan niệm rất rõ ràng và hiện đại của các em về tình yêu.
Những bài văn nghị luận yêu sớm
 
Em Hoàng Vân, một học sinh lớp 10 viết:“Tình yêu là tình cảm giữa hai người khác giới. Tình yêu là sự rung cảm, sự lưu luyến gắn bó với nhau trong cuộc sống. Phải biết tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời cho nhau. Tình yêu là phải bất chấp tất cả để đến được với nhau”.

Suy nghĩ của các em vừa có sự nghiêm túc, quyết liệt và đầy trách nhiệm, nhưng cũng có sự bồng bột, ấu trĩ của tuổi mới lớn. Các em không ngần ngại bàn về tình dục trong tình yêu.

Còn em Vũ Thị Hương, 16 tuổi, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ: “học sinh THPT chưa nhận thức được tình yêu là gì? Khi yêu các bạn muốn trao cho người mình yêu tất cả cuộc sống của mình, cả tinh thần lẫn thể xác mà họ không nghĩ đến hậu quả của việc yêu sớm. Những hậu quả đó sẽ làm cho việc học tập ngày càng giảm sút, không tập trung vào học, có bạn đã mang thai khi còn đang học lớp 11, có bạn thì đã có thai nhưng lại phá bỏ và việc phá thai đó sẽ làm cho chúng ta sau này có hiện tượng bị vô sinh và làm cho các bệnh nguy hiểm xâm nhập vào đường tình dục”.
Những bài văn nghị luận yêu sớm
 
Lắng nghe những tâm sự của các em, tôi mới hiểu nhiều hơn những vấn đề mà không ít học trò của mình đang gặp phải.

Em Nguyễn Thị Hồng đã minh chứng rất sinh động về hậu quả của tình yêu mà cô bạn của em gặp phải: “Đang học mà nhận được tin nhắn của người yêu thì phải tìm mọi cách để đọc và trả lời. Nếu tin nhắn mà bạn không hiểu thì cả buổi học hôm ấy bạn không tập trung được, chỉ quay quanh ý nghĩ – Anh ấy nói như vậy là sao? Tin nhắn này có nghĩa gì?...- Bạn còn bỏ học đi chơi với người yêu, nói dối bố mẹ…”

Cũng có một số em bảo vệ tình yêu của tuổi học trò bởi sự trong sáng thiêng liêng, có em vẫn nhầm lẫn ranh giới giữa tình bạn và tình yêu.

Em Nguyễn Văn Dũng cho rằng: “Có được một người bạn thân và hơn cả thân để nói chuyện thì quá tốt. Có những chuyện ta không thể nói cho bố mẹ biết những vẫn có thể nói với người ấy. Hai người cùng nhau học sẽ nhanh tiến bộ hơn”.

Rất may, phần lớn học trò của tôi cho rằng không nên yêu khi còn là học sinh THPT. Các em đều nhìn nhận được hậu quả của việc yêu sớm và câu trả lời được các em lí giải rất cặn kẽ ở nhiều góc độ. Em Nguyễn Thị Thôn bày tỏ quan điểm: “Theo em, học sinh THPT thì không nên yêu. Vì yêu sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học của mình, ảnh hưởng đến tương lai sau này của mình. Tự dưng yêu rồi lại bỏ, như vậy không phải tình yêu đích thực”.

Sau những dòng trải lòng rất thật của học trò, tôi thấy vai mình nặng hơn, những bài giảng cần phải sâu hơn, rộng hơn, thiết thực hơn để có thể giúp các em định vị đúng con đường phía trước.


Theo Trang Nhung/ Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn