Nhìn lại vụ án Võ Văn Minh: Ai bị hại, ai hưởng lợi?

Pháp luậtThứ Tư, 16/12/2015 07:12:00 +07:00

Sau gần 1 năm bị bắt giam vì hành vi tống tiền công ty Tân Hiệp Phát, ngày mai (17/12), ông Minh sẽ phải ra trước vành móng ngựa để nhận phán xét của Tòa về hành vi của mình. Tù tội là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, phải chăng chỉ có ông Minh là người bị hại?

Sau gần 1 năm bị bắt giam vì hành vi tống tiền công ty Tân Hiệp Phát, ngày mai (17/12), ông Minh sẽ phải ra trước vành móng ngựa để nhận phán xét của Tòa về hành vi của mình. Tù tội là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, phải chăng chỉ có ông Minh là người bị hại?

Hành vi tống tiền Tân Hiệp Phát với yêu cầu ban đầu là 1 tỷ, sau đó hạ xuống còn 500 kèm các chiêu thức đe dọa làm tổn hại uy tín DN đã được ông Minh thú nhận tại cơ quan công an điều tra. Theo Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Tiền Giang, với hành vi tống tiền này, ông Võ Văn Minh đã phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” theo khoản a, điểm 4, điều 135 bộ luật Hình sự. Như vậy, căn cứ điều khoản này, ông Minh có khả năng đối diện với mức án từ 12-20 năm tù.

Công ty Tân Hiệp Phát đã khẳng định sẽ không yêu cầu ông Minh đền bù những thiệt hại từ vụ viêc do ông gây ra. Phiên tòa cũng chưa diễn ra, do vậy chưa thể có bất kỳ chắc chắn nào về mức án mà ông Minh sẽ phải nhận. Tuy nhiên, chốn lao tù là điều gần như khó tránh khỏi với ông Minh bởi hành vi sai trái của mình. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” sẽ là điều mà ông Minh phải nếm trải trong thời gian sắp tới.
Nếu như ông Minh vướng vào vòng lao lý thì Tân Hiệp Phát cũng điêu đứng cả năm qua bởi sự dèm pha của cộng đồng mạng dưới sự dẫn dắt của một số trang fanpage.
Nếu như ông Minh vướng vào vòng lao lý thì Tân Hiệp Phát cũng điêu đứng cả năm qua bởi sự dèm pha của cộng đồng mạng dưới sự dẫn dắt của một số trang fanpage.  
Có thể vì lòng tham hay vì muốn “đổi đời” nhanh chóng đã đẩy ông Minh vào vòng tù tội. Tuy nhiên, dù cho vì bất cứ lý do gì thì bản án này cũng sẽ theo ông Minh suốt phần đời còn lại. Con ruồi trong chai nước kia cũng sẽ là nỗi ám ảnh thấu tâm can ông và gia đình, là một vết “gợn” mà có lẽ ông Minh sẽ không bao giờ ông minh nhận nếu được chọn lại.

Xét cho cùng, ông Minh đã bị hại bởi chính mình, luật pháp vốn không bao giờ khoan nhượng với những hành vi sai trái. Chỉ mong rằng, đây sẽ là một bài học lớn để cảnh tỉnh những người khác trong xã hội rũ bỏ bớt đi lòng tham để có một cuộc sống yên bình.

Nếu như ông Minh vướng vào vòng lao lý thì Tân Hiệp Phát cũng điêu đứng cả năm qua bởi sự dèm pha của cộng đồng mạng dưới sự dẫn dắt của một số trang fanpage. Uy tín thương hiệu cũng như kết quả kinh doanh trong năm vừa qua của Tân Hiệp Phát bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cái giá không chấp nhận thỏa hiệp với hành vi vi phạm pháp luật của người tiêu dùng.

Theo đánh giá sơ bộ của một số chuyên gia marketing thì thiệt hại về doanh số bán hàng và sụt giảm về hình ảnh thương hiệu của Tân Hiệp Phát trong năm qua có thể lên tới cả trăm triệu USD. Đây thực sự là một con số khổng lồ trong bối cảnh thị trường hiện nay. Có thể  xếp thiệt hại này vào mức lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng truyền thông xảy ra cho DN.

Sức công phá của cộng đồng mạng dưới “định hướng” của một số trang mạng có ý đồ cạnh tranh không lành mạnh nhắm vào Tân Hiệp Phát lớn tới nỗi bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát đã phải kêu lên rằng nếu các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh lợi dụng cơ hội tiếp tục nhắm vào Tân Hiệp Phát như hiện nay thì chỉ khoảng 2 – 3 năm nữa DN sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Như vậy, cả hai nhân vật chính trong vụ việc “con ruồi” đều chịu thiệt hại nặng nề, người thì tù tội, DN thì điêu đứng bởi chiêu trò “thừa nước đục thả câu” của đối thủ trong ngành.

Trong vụ việc này không thể không nhắc người tiêu dùng cũng đang là đối tượng bị hại. Lý do bởi việc gây nhiễu thông tin và cố gắng “dẫn dắt” dư luận theo ý đồ của nhóm đối tượng nêu trên đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý người tiêu dùng, gieo rắc nỗi hoang mang trong việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm của Tân Hiệp Phát vốn đã được thị trường và cả người tiêu dùng thừa nhận bấy lâu nay.

Bên cạnh đó, cùng với ông Minh, cộng đồng mạng đã và đang trở thành “quân cờ” để các đối tượng xấu bám lấy và tung hứng thông tin nhằm lợi dụng “tình thương” của mọi người dành cho ông Minh để triệt hạ Tân Hiệp Phát nhằm trục lợi cho tổ chức của mình.

Như vậy, một cách gián tiếp là thị trường nước giải khát Việt Nam cũng trở thành nạn nhân của vụ “đấu tố” THP tập thể này. Nói như ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP)  thì tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ngày một phổ biến với các chiêu thức tinh vi khiến NTD hoang mang, nghi ngờ các DN, nhất là các DN đầu ngành đang làm mất uy tín thương hiệu Việt Nam, gây tổn hại cho cả nền kinh tế.

Ngày mai phiên tòa chính thức xét xử ông Minh diễn ra, có thể sau phiên tòa sẽ lại tiếp tục có những luồng thông tin được đẩy trên cộng đồng mạng xã hội một cách quy mô, rầm rộ và có bài bản. Bạn đọc có lẽ cũng nên nhìn nhận lại vụ việc liên quan tới ông Minh và Tân Hiệp Phát ở những góc cạnh khác nhau để có thể tiếp nhận cho mình những thông tin minh bạch nhất. Tránh bị lợi dụng, lôi kéo bởi những chiêu trò hết sức tinh vi trong việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Hoàng Dũng
Bình luận
vtcnews.vn