Nhìn lại những vụ đắm tàu chết người thảm khốc

Thời sựChủ Nhật, 11/08/2013 01:00:00 +07:00

(VTC News) - Tai nạn chìm tàu luôn đem lại nhưng tổn thất nghiêm trọng về con người và tài sản khi nó xảy ra.

(VTC News) - Tai nạn chìm tàu luôn đem lại nhưng tổn thất nghiêm trọng về con người và tài sản khi nó xảy ra.

Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, tại TP.HCM và vùng giáp ranh có 4 vụ chìm tàu nghiêm trọng khiến 47 người tử nạn.
Cách đây 6 năm, trên lưu vực sông Sài Gòn đã xảy ra vụ thảm nạn giữa tàu chở gas và tàu chở tôn cuộn khiến 8 thuỷ thủ tử nạn do kẹt trong tàu và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ tai nạn xảy ra lúc 14h ngày 15/5/2007, tàu Hoàng Đạt 36 chở gần 2.000 tấn tôn cuộn và 16 thủy thủ đang lưu thông trên sông Sài Gòn hướng về quận 7 để cập cảng Hoa Sen (cảng Lotus, quận 7, TP.HCM) thì bị tàu gas Shanghai đâm ngang hông.

Cú đâm kinh hoàng khiến tàu Hoàng Đạt bị vỡ toang, nước tuôn xối xả vào thân tàu. Chỉ 10 phút sau, chiếc tàu bất ngờ chìm xuống sông Sài Gòn. Lúc đó trên tàu có 16 thuỷ thủ thì có 8 người kịp nhảy ra ngoài nên thoát chết, số còn lại tử nạn do bị kẹt trong tàu và bị nước cuốn trôi.

25 ngày sau tai nạn, tàu Hoàng Đạt mới được lực lượng chức năng trục vớt lên bờ trong tình trạng bị hư hỏng nặng.

TP.HCM, chìm tàu, Dìn Ký, Vũng Tàu, Sông Soài Rạp, Cần Giờ, Đức Trí
 Tàu Hoàng Đạt 36 bị tàu chở gas đâm trúng bị chìm trên sông Sài Gòn vào năm 2007 khiến 8 thuỷ thủ tử nạn

Một năm sau khi xảy ra vụ thảm hoạ chìm tàu Hoàng Đạt 36, Tàu Đức Trí lại gặp nạn trên vùng biển giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận và Vũng Tàu rồi trôi dạt về Vũng Tàu. Vụ tai nạn đã khiến 14 thuỷ thủ tử nạn.

Vụ tai nạn xảy ra đêm 2/3/2008, tàu Đức Trí thuộc Công ty TNHH vận tải biển Đức Trí, chở 1.700 tấn dầu từ TP.HCM đến Đà Nẵng khi qua vùng biển cách Mũi Né, tỉnh Bình Thuận khoảng 4 hải lý thì bị lật.

Ngày 7/3, xác tàu bị nạn trôi dạt về phía Vũng Tàu. Trên tàu có 15 thuyền viên nhưng chỉ một người được cứu sống.

TP.HCM, chìm tàu, Dìn Ký, Vũng Tàu, Sông Soài Rạp, Cần Giờ, Đức Trí
Sinh nhật định mệnh trên tàu Dìn Ký khiến 16 người tử nạn

Ba năm sau, chiều tối 20/5/2011, chiếc tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang (Bình Dương) chở theo hàng chục du khách dự tiệc sinh nhật con trai giám đốc Quách Lương Tài. Tàu đang chạy trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn.

Khi quay đầu về bến cách bờ chừng 100 m, chiếc tàu chao đảo rồi lật ngang làm 16 người trong đó có 6 em nhỏ bị nhấn chìm xuống sông. Mất 11h sau đó, lực lượng cứu hộ mới xác định được vị trí con tàu chìm.

Sau nhiều giờ đồng hồ tiếp cận, những thợ lặn đã phá cửa sổ khoang tàu và đưa 15 thi thể lên bờ, trong số này có 9 người trong gia đình ông Tài. 3 ngày sau, thi thể cuối cùng là bé trai 9 tuổi mới được tìm thấy trong buồng máy của chiếc tàu chìm.

Mới đây nhất, chiều tối 2/8, tàu khách H29 chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP.HCM), tàu gặp sóng lớn và bị chìm. 6 giờ sau khi tàu bị nạn, lực lượng cứu hộ mới cứu được 21 người, 9 người đã mất tích.

Phải mất 3 ngày lực lượng cứu hộ mới tìm kiếm được 9 thi thể của những nạn nhân xấu số lên bờ trong nỗi đau tột cùng người thân và đồng nghiệp của họ. 

Chiều, tối 2/8 trên khu vực sông Soài Rạp. tàu H29 bị chìm khiến 9 người chết và mất tích, 21 người được cứu sống đưa lên bờ

Nói về nguyên nhân dẫn đến những vụ chìm tàu gần đây, nhiều người không khỏi giật mình. Chưa xét về điều kiện ngoại cảnh như bão lớn, sự cố về kỹ thuật hư hỏng động cơ thì gần như các vụ tai nạn đều có chung nguyên nhân. Đó là xuất phát từ ý thức, trách nhiệm của người cầm lái, người chủ phương tiện.

Trong vụ tàu Đức Trí bị lật, sau khi chiếc tàu này được đưa vào bờ, qua khám nghiệm vỏ tàu, trưng cầu giám định của các cơ quan, tổ chức chuyên môn, Cảng vụ Vũng Tàu xác định nguyên nhân chính của vụ tai nạn là do tàu Đức Trí đi qua khu vực có thời tiết xấu, sóng to gió lớn đến cấp 7.

Trong khi đó, thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống khi bất ngờ cho tàu chuyển hướng vào bờ gấp quá khiến tàu rơi vào trạng thái mất ổn định. Cộng hưởng với tác động 1.700 tấn dầu trong khoang tàu đã làm tàu bị nghiêng. Một yếu tố nữa là mớn nước của tàu thấp hơn độ cao của sóng đã làm nước tràn vào và đẩy nhanh tiến trình lật úp.

TP.HCM, chìm tàu, Dìn Ký, Vũng Tàu, Sông Soài Rạp, Cần Giờ, Đức Trí
Con tàu H29 bị lật, chìm trên khu vực sông Soài Rạp tối 2/8 làm 9 người chết, lỗi do tài công không rành đường và sự tắc trách của những người có liên quan

Trong vụ tàu Dìn Ký bị lật ngày 31/5/2011, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giam Lao Văn Quang (quản lý bộ phận dịch vụ khu du lịch Dìn Ký, 28 tuổi) về tội danh Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy.

Tài công Lê Văn Đức (28 tuổi) là người điều khiển tàu du lịch Dìn Ký nhưng không có bằng lái theo quy định cũng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường thủy.

Rồi đến vụ tàu H29 bị lật trên sông Soài Rạp, theo nhiều nhân nạn nhân thoát chết, tài công Phạn Duy Phúc không rành đường đi, trên đường di chuyển thường xuyên gọi điện và hỏi đường. Trên hành trình di chuyển, hễ gặp các thuyền của các ngư dân hành nghề trên sông tài công lại cho tàu dừng hỏi đường.

TP.HCM, chìm tàu, Dìn Ký, Vũng Tàu, Sông Soài Rạp, Cần Giờ, Đức Trí
Tàu H29 được đưa vào bờ 
 

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ GTVT đã nhanh chóng vào cuộc, bắt buộc phải điều tra làm rõ tác trách, nguyên nhân dẫn đến thảm nạn tàu H29. Theo đó, nhận định sơ bộ về nguyên nhân tai nạn và trách nhiệm của các bên có liên quan như:

Tàu H29 chở quá số lượng người cho phép (30/12) và hành trình trong điều kiện thời tiết xấu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Công ty Cổ phần Việt – Séc đã tự ý đưa phương tiện vào chở khách, không làm các thủ tục khai báo xin phép cho tàu xuất bến với các cơ quan chức năng theo quy định.

Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tự ý tiếp nhận phương tịên vào bến thuỷ nội địa (do Sở GTVT cấp phép hoạt động và quản lý) để đưa đón cán bộ công nhân viên của Công ty về Vũng Tàu không thông báo cho các cơ quan chức năng. Người điều khiển tàu BP 12.04.02 (tàu H29) vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn và thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng.

Phạm Nguyễn (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn