Nhiều người bị thương, vạn ngôi nhà hư hại do bão số 10

Thời sựThứ Ba, 01/10/2013 07:23:00 +07:00

(VTC News) – Tính đến tối 30/9, bão Wutip đã làm ít nhất 2 người chết, 24 người bị thương, hàng vạn ngôi nhà bị hư hại...

(VTC News) – Tính đến tối 30/9, bão Wutip đã làm ít nhất 2 người chết, 24 người bị thương, hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hại…

Khoảng 16h chiều qua, 30/9, bão Wutip đổ bộ đất liền miền Trung. Đến 18h, vị trí tâm bão nằm trọn trên địa phận tỉnh Quảng Bình với sức gió tối đa 166 km/giờ (cấp 14).

Đến hồi 01h sáng nay, 01/10, vị trí tâm bão nằm trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Diễn biến mưa sau bão còn phức tạp.

Tâm bão đã ở trên địa phận Trung Lào nhưng sẽ tiếp tục gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung. Nguồn: Nchmf
Tâm bão đã ở trên địa phận Trung Lào nhưng sẽ tiếp tục gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung. Nguồn: Nchmf
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức mạnh của bão Wutip tương đương bão Xangsane đổ bộ Đà Nẵng tối 30/9/2006, là cơn bão mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây, có diễn biến phức tạp, khó dự báo khi có tới 6 lần thay đổi hướng di chuyển.

Tại Quảng Bình, bão Wutip làm hơn 30% ngôi nhà (hơn 250.000 ngôi nhà) tốc mái, tập trung chủ yếu ở Đồng Hới và Bố Trạch. Hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt, đổ cột phát sóng Ðài Tiếng nói Việt Nam. Thống kê ban đầu toàn tỉnh có 2 người chết, 9 người bị thương ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Quảng Trạch.
Tháp ăngten cao 150m của trạm phát sóng phát thanh của Đài Tiếng nói VN tại Đồng Hới (nằm trên địa bàn phường Đồng Phú, ngay tại trung tâm thảnh phố Đồng Hới) đã gãy, đổ và đè chết hai nhân viên của trạm.
Tháp ăng ten cao 150 mét của trạm phát sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng Hới đã gãy, đổ và đè chết hai nhân viên của trạm. (Ảnh: Thuận Thắng - TTO)
Tại Quảng Trị, bão càn quét qua địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, làm toàn bộ nhà dân, trụ sở cơ quan và nhiều công trình dân sinh bị tốc mái, hư hỏng.

Ðã có 17 người dân bị thương nặng do cây đổ, sập nhà và tai nạn trong lúc ứng cứu (Hải Lăng 5 người, thành phố Ðông Hà 4 người, Gio Linh 4, Vĩnh Linh 3, Triệu Phong 1).

Toàn tỉnh có hơn 3.500 nhà dân bị sập đổ, xiêu vẹo và tốc mái; hơn 6.900 ha cây cao su tiểu điền từ 5 đến 7 năm tuổi, hàng nghìn ha cây công nghiệp bị gãy đổ; đường dây điện lưới bị đứt dẫn đến mất điện trên địa bàn toàn tỉnh.
tuyệt vọng lao mình vào mưa bão để cứu tài sản.
Người dân lao mình vào mưa bão để cứu tài sản. Ảnh: PLTPHCM 
Tại Hà Tĩnh, bão làm ngập nhiều tuyến đường quốc lộ đoạn thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên. Theo báo cáo sơ bộ, đến chiều tối qua, huyện Kỳ Anh không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, hiện có một số công nhân của nhà thầu ở Kỳ Trinh do nước dâng lên cao đã mắc kẹt trong container. Các ngành chức năng cùng địa phương đang tìm cách giải cứu.

Huyện Kỳ Anh có khoảng gần 1.200 nhà dân và các công sở, trường học, trạm y tế bị hư hại nhẹ hoặc tốc mái. Hai thuyền nhỏ của người dân xã Kỳ Lợi bị sóng giật nhấn chìm.

Hiện, các lực lượng của huyện đang có mặt tại các điểm xung yếu để chỉ đạo công tác hỗ trợ và khắc phục thiệt hại sau bão...

Tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), ảnh hưởng của bão, gió giật mạnh, nước biển dâng cao, tràn qua một số điểm thấp trũng gây ngập nhà dân, hàng trăm cây xanh, cổ thụ bị ngã đổ, một số trụ điện, nhà cửa bị đổ, tốc mái.
Nhà hàng nổi bị gió bão số 10 hất văng xuống đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
Nhà hàng nổi bị gió bão số 10 hất văng xuống đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: SGGP 
UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, đến trưa 30/9, có ít nhất 45 căn nhà bị tốc mái, hai căn nhà bị sập đổ hoàn toàn.

Tại Đà Nẵng, UBND quận Liên Chiểu yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty xăng dầu quân đội và đơn vị thi công là Tổng công ty xây dựng Lũng Lô đổ đá hộc ngăn sóng biển xâm thực do thi công công trình kho xăng dầu 83 tại P.Hòa Hiệp Bắc.

Việc san lấp eo biển đã ép dòng chảy vịnh Đà Nẵng vào khu dân cư, gặp ảnh hưởng bão gây ra sóng lớn trên 2 mét cuốn phăng cả trăm gốc dương liễu, đường bê tông và dãy nhà công nhân; xâm thực sát đường sắt thống nhất, 7 hộ dân phải chuẩn bị di dời trong tình huống xấu.

Tại Quảng Nam, mưa to và sóng lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng một số đoạn bờ biển tại phường Cửa Đại (Hội An). Hơn 130 mét bờ biển nằm giữa 2 dự án du lịch Fusion ALYA và Vinpearl Resort Hội An đang thi công bị biển xâm thực, lấn sâu vào đất liền hơn 15 m. Đoạn bờ biển nằm giữa 2 khu du lịch Cát Vàng và Sunrise cũng bị sóng lấn sâu.

Nhiều cột sóng cao trên 10 mét đã tấn công gây sụt lún nặng khiến đơn vị thi công.

Ở địa bàn phường Cửa Đại, đoạn bờ biển dài hơn 3 km, trong suốt 2 ngày qua sóng liên tục đe dọa trực tiếp 6 khu du lịch.





Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn