Nhật Bản thông qua “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ” mới

Thế giớiThứ Tư, 22/12/2010 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Ngày 17/12, cuộc họp nội các Nhật Bản đã thông qua "Đại cương Kế hoạch Phòng vệ" mới, tiến hành đổi mới chiến lược phòng vệ.

(VTC News) - Nội các Nhật Bản vừa thông qua “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ” mới, đổi mới chiến lược phòng vệ, đưa ra nghi ngờ về nguyên tắc hòa bình trong Hiến pháp nước này.

"World News" Tây Ban Nha ngày 18/12 đã đăng bài viết với tiêu đề: “Nhật Bản hoài nghi về truyền thống hòa bình của họ”.

Xe thiết giáp của quân đội Nhật Bản (ảnh minh hoạ). 

Chiến lược quân sự mới của Nhật Bản đã gây ra một cuộc tranh luận về việc phải chăng cần từ bỏ chính sách hòa bình mà nước này luôn thực hiện từ Chiến tranh lạnh đến nay.

Ngày 17/12, cuộc họp nội các Nhật Bản đã thông qua "Đại cương Kế hoạch Phòng vệ" mới, tiến hành đổi mới chiến lược phòng vệ của họ.

Đại cương mới đã sửa đổi kế hoạch quân sự coi Nga là mối đe dọa lớn nhất mà nước này thực hiện trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Trong lần sửa đổi Đại cương lần này, Nhật Bản đã nêu ra sự hoài nghi về việc có cần bảo lưu các nguyên tắc hòa bình như cấm bán vũ khí gửi quân ra nước ngoài hay không, mà những nguyên tắc này là đặc điểm chính trị của họ kể từ khi nước này bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay.

Trực thăng của Lực lượng phòng vệ Nhật. 

Mặc dù các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản bày tỏ sự phản đối thực hiện bất kỳ việc sửa đổi nào, nhưng chính phủ Nhật Bản đã bổ nhiệm chuyên gia tiến hành nghiên cứu để đánh giá liệu có nên nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí hay không.

Đặt ra nghi vấn là xuất phát từ nguyên nhân kinh tế: Chính sách này giúp nâng cao các nhà sản xuất vũ khí Nhật Bản như Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi.

Người đứng đầu Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản (JSP) phản đối sửa đổi cho biết không muốn Nhật Bản biến thành "thương nhân chết".

Trong những tháng gần đây, những tiếng nói yêu cầu sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản ngày càng gia tăng. Hiến pháp này được Mỹ xây dựng năm 1947 khi chiếm đóng Nhật Bản, trong đó Điều 9 cấm Nhật Bản dùng quân đội để xâm lược, nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Tokyo.

Các chiến hạm của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. 

Thái độ mới đối với vấn đề quân sự của Nhật Bản làm cho rất nhiều nhà phân tích cảm thấy lo ngại, họ cho rằng đây là biểu hiện sự leo thang căng thẳng tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong những năm qua, Nhật Bản luôn tập trung nguồn lực quân sự vào phía bắc, bố trí tại đây một lượng lớn xe tăng để đối phó với mối đe dọa từ Nga có thể xảy ra.

Còn Đại cương mới là văn kiện mang tính cương lĩnh, xác định phương châm cơ bản bảo đảm an ninh và năng lực phòng vệ của Nhật Bản trong 10 năm tới. Theo nguyên tắc phòng vệ mới, số lượng xe tăng sẽ giảm 1/3, còn lại 400 chiếc; quân số chính thức của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sẽ cắt giảm 1000 người, duy trì 154.000 người.

Để có được sự ủng hộ của phe phản đối ủng hộ chủ nghĩa hòa bình nhằm thông qua Dự thảo Đại cương mới, vì vậy Nhật vẫn chưa đề xuất sửa đổi nguyên tắc hòa bình mới của nước này trong Dự thảo, nhưng rất nhiều người Nhật đã đưa ra hoài nghi về ý nghĩa bảo lưu chính sách này.

Hải quân Nhật tập trận với quân đội Mỹ. 

Người phụ trách công tác thông tin quân sự của Nhật Bản Qiantianzhefu cho biết, Nhật Bản thu được lợi ích từ việc bán vũ khí cho các nước và khu vực khác trên thế giới sẽ nhỏ hơn nhiều so với hình tượng quốc tế bị tổn hại.

Ông nói: "Nhật Bản từng xây dựng cho mình một hình tượng vừa không bán vũ khí vừa không gửi quân ra nước ngoài, và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao".

Khánh Hưng(Theo Tân Hoa Xã)
Bình luận
vtcnews.vn