Người quay cảnh nội các Dương Văn Minh rời Dinh Độc Lập

Thời sựThứ Ba, 27/04/2010 06:50:00 +07:00

Tròn 35 năm trước, theo bước tiến thần tốc của Đoàn quân Giải phóng, đạo diễn Phạm Việt Tùng kịp thời ghi lại cảnh nội các Dương Văn Minh tại dinh Độc lập

May mắn lớn nhất với người làm báo là được chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước. Đạo diễn Phạm Việt Tùng là một người như thế. Tròn 35 năm trước, theo bước tiến thần tốc của Đoàn quân Giải phóng, đạo diễn Phạm Việt Tùng có mặt tại Sài Gòn, kịp thời ghi lại những đoàn xe tăng hành tiến, cảnh nội các Dương Văn Minh tại dinh Độc lập và hình ảnh hân hoan mừng chiến thắng của đồng chí, đồng bào thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Sáng sớm 1/5/1975, đoàn quay phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng có mặt tại dinh Độc lập. Nội các Dương Văn Minh sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, vẫn đang trú tại đây.

May mắn lớn nhất với người làm báo là được chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước. Đạo diễn Phạm Việt Tùng là một người như thế. Tròn 35 năm trước, theo bước tiến thần tốc của Đoàn quân Giải phóng, đạo diễn Phạm Việt Tùng có mặt tại Sài Gòn, kịp thời ghi lại những đoàn xe tăng hành tiến, cảnh nội các Dương Văn Minh tại dinh Độc lập và hình ảnh hân hoan mừng chiến thắng của đồng chí, đồng bào thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Tôi đến thăm Đạo diễn Phạm Việt Tùng giữa lúc ông đang chuẩn bị cho chuyến đi vào TP.HCM tham dự Lễ kỷ niệm 35 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từng là người quay phim tài liệu, ông cẩn thận lưu giữ được khá nhiều tư liệu, hình ảnh vô giá...

Vừa bật cho tôi xem những thước phim tư liệu quý hiếm thường được phát trên tivi vào những dịp kỉ niệm ngày hội thống nhất non sông, ông vừa "thuyết minh" thời điểm quay, ý tưởng cảnh phim. Đó là những hình ảnh về ngày 30/4 lịch sử đã ghi sâu trong kí ức của bao người Việt Nam, nhưng rất ít người biết tác giả là ai. Đây, hình ảnh những đoàn xe tăng thần tốc, bánh xích nghiến lên lá cờ của chế độ Sài Gòn và những đồ quân trang vứt ngổn ngang trên đường phố; đây, hình ảnh nội các Dương Văn Minh được quay rõ nét bằng phim màu; đây, hình ảnh người dân thành phố Sài Gòn đổ ra đường vây quanh  các chiến xa của quân giải phóng và nói chuyện với những người lính bộ đội Cụ Hồ, trên quân phục vẫn lem bụi đường hành quân.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng (người mặc com lê, ôm hoa) cùng một số thành viên trên chiếc xe tăng 390 đã húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập. 

Đạo diễn Phạm Việt Tùng hồi tưởng lại những ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời đạo diễn, quay phim tư liệu của ông: Trước lúc Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, chúng tôi được lệnh khẩn trương vào Nam. Ai nấy đều háo hức lên đường để chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử.

Đoàn của tôi gồm 7 người, do anh Huỳnh Văn Tiểng dẫn đầu. Chúng tôi được trang bị 2 máy quay và khoảng 1.500m phim hầu hết là đen trắng, phim màu rất ít. Anh Lê Trang Liêm giữ một máy, chỉ quay phim đen trắng; còn tôi giữ chiếc kia dùng để quay phim màu. Ngày ấy, phim màu là thứ rất quý hiếm với chúng tôi. Số phim màu này chúng tôi có được là do nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda trao tặng trong chuyến thăm của bà tới Việt Nam đầu những năm 1970.

Trên đường hành tiến, hai nhà quay phim đã thực hiện theo phương châm "quay cuốn chiếu", nhưng phải tính toán tiết kiệm từng centimet phim, để vào tới Sài Gòn mới là nơi tác nghiệp chính.

Tại Sài Gòn, các nhà quay phim không khỏi choáng ngợp trước một thành phố hiện đại nhưng khá vắng lặng. Trên đường phố ngổn ngang những quân trang, vũ khí của đám tàn quân, có cả những lá cờ ba sọc lăn lóc.

"Tôi chợt nhớ trong những bộ phim tư liệu về chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, có cảnh thu gom rồi ném những lá cờ của các sư đoàn phát xít xuống đường phố; đó cũng là một biểu tượng chiến thắng. Tôi kiên nhẫn chờ đợi và đã quay được (bằng phim màu) hình ảnh bánh xe tăng nghiến lên lá cờ của chế độ Sài Gòn vừa sụp đổ tan tành. Rồi phải quay được những cảnh người dân tràn ra đường mừng chiến thắng, quay cảnh sinh viên giữ gìn trật tự trị an những ngày đầu giải phóng. Họ là những người rất yêu nước, đã góp phần không nhỏ vào ngày toàn thắng" - Đạo diễn Phạm Việt Tùng nhớ lại.

Sáng sớm 1/5/1975, đoàn quay phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng có mặt tại dinh Độc lập. Nội các Dương Văn Minh sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, vẫn đang trú tại đây. Đạo diễn Phạm Việt Tùng kể lại việc trả tự do cho họ: Tối 2/5/1975, Ủy ban quân quản TP Sài Gòn đã tổ chức việc trao trả tự do cho ông Dương Văn Minh. Tôi chọn được một vị trí thuận lợi ở góc phòng, đứng lên một chiếc ghế để hướng máy quay từ trên cao xuống.

Tại buổi trao trả, sau khi ông Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố phát biểu khẳng định một trang sử mới của đất nước Việt Nam đã bắt đầu, ông Dương Văn Minh xúc động nói: Ngày hôm nay, đại diện cho anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước... Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của nước Việt Nam độc lập. Tiếp đó, ông Dương Văn Minh và các thành viên trong nội các cuối cùng của chế độ Sài Gòn tươi cười và bình thản bước ra khỏi phòng khánh tiết, trở về đời thường của công dân một nước Việt Nam thống nhất...

Về chiếc máy quay phim đã theo mình đi khắp dặm dài của đất nước, đạo diễn Phạm Việt Tùng cho biết: "Đây là chiếc máy quay phim của Thụy Sĩ khá hiện đại thời ấy, hiệu Paillad Bollex. Chiếc máy đã giúp tôi ghi lại những hình ảnh lịch sử, nó là vật bất ly thân, là người bạn tâm giao, thân thiết. Cách nay 3 năm, tôi đã tặng Bảo tàng Cách mạng chiếc máy này".





Theo CAND

 

Bình luận
vtcnews.vn