Có cầu mới, người dân không phải vượt sông dữ bằng mảng ở Yên Bái

Thời sựThứ Bảy, 22/07/2017 12:03:00 +07:00

Trước khi có cầu Ngòi Hút, người dân ở thôn Khe Gai, xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái) phải vượt sông bằng máng đơn sơ tự chế.

vov_cau_ngoi_hut_KTIT 11

Trước khi có cây cầu này, các hộ dân ở thôn Khe Gai, xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái) phải đi bằng mảng tre, bám theo dây để sang bờ bên kia.

2

Đây là phương tiện đi lại không chỉ của các hộ dân trong thôn, mà người dân các thôn ngoài đi vào làm nương, làm rẫy, phát triển kinh tế... cũng phải sử dụng phương tiện duy nhất này.

3

Mỗi khi mùa lũ về, nước sông dâng cao, người dân sống trong thôn gần như bị cô lập. Trẻ em không thể đến trường, hàng hóa giao thương phải vất vả đi đường vòng.

4 3

Thôn Khe Gai là thôn đặc biệt khó khăn với hơn 100 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây là khu vực có nhiều đất sản xuất, người dân có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế từ việc trồng sắn, quế và các nông lâm sản khác.

5 3

Khi cầu dây văng được hoàn thành, người dân trong thôn có thể vận chuyển sắn, quế đi bán và thậm chí thương lái đến tận nơi thu mua.

6 5

Cầu treo Ngòi Hút bắc qua suối Ngòi Hút có tổng mức đầu tư gần 6,1 tỷ đồng, nguồn vốn do Tập đoàn Viễn thông Quân đội tài trợ, hưởng ứng chương trình "Nhịp cầu yêu thương" do Bộ Giao thông Vận tải phát động.

Video: Rùng mình cảnh người dân chở quan tài qua sông mùa lũ

7 6

Cầu Ngòi Hút có chiều dài 100m, rộng trên 2m, cầu có móng trụ tháp bằng bê tông cốt thép. Cầu phục vụ nhu cầu đi lại của 179 hộ dân sinh sống ở hai thôn Khe Gai và Khe Voi, xã Đông An.

8 7

Dây cáp được lắp chắc chắn trên các ụ bê tông đặt trên 2 bờ.

9 7

Kết cấu trên thân cầu.

10 9

Các biển thông báo của cầu Ngòi Hút.

11 9

Cầu dây văng Ngòi Hút khánh thành 4/2016, được xem là sự kiện "để đời" của bà con nơi đây. Họ không còn phải lo lắng khi nước lên, thay vào đó chuyên tâm học tập, phát triển kinh tế.

(Nguồn: VOV)
Bình luận
vtcnews.vn