Người chấp nhận thách thức

Thời sựThứ Ba, 22/09/2015 11:52:00 +07:00

Hơn một năm nay, thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng đã quen thuộc với sản phẩm Trà hoàn ngọc mang thương hiệu Bảy Nga - Tây Ninh.

Hơn một năm nay, thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng đã quen thuộc với sản phẩm Trà hoàn ngọc mang thương hiệu Bảy Nga -  Tây Ninh.

Và đầu năm nay, thị trường được đón nhận loại trà này với phiên bản mới dạng viên nan có tác dụng phòng chống khối u. Sản phẩm này là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2020 của Việt Nam.
 
Công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư của loại trà này khá nổi tiếng, được nhiều người biết. Nhưng câu chuyện để cho ra đời sản phẩm này, thì có lẽ còn ít người biết tới.

Quà tặng cho lòng hiếu thảo

Câu chuyện đến với cây hoàn ngọc để làm ra loại trà thuốc quý của bà Bùi Kim Nga như một câu chuyện chỉ có trong cổ tích.

Hơn 20 năm trước, cha của bà Nga bị bệnh ung thư phổi cùng nhiều thứ  bệnh nan y khác. Y học hiện đại đã “bó tay”.

Bà Nga nhớ lại một lần xem truyền hình, thấy nói về loài thảo mộc tên gọi là hoàn ngọc, có nguồn gốc từ rừng Cúc Phương, đang được trồng và lưu truyền trong dân gian. Cây thuốc này có khả năng chữa được nhiều thứ bệnh, nên bà đã lặn lội ra các tỉnh phía Bắc tìm mua về để chữa trị bệnh cho cha mình mà không can thiệp các loại thuốc khác.
Câu chuyện đến với cây hoàn ngọc để làm ra loại trà thuốc quý của bà Bùi Kim Nga như một câu chuyện chỉ có trong cổ tích.
Câu chuyện đến với cây hoàn ngọc để làm ra loại trà thuốc quý của bà Bùi Kim Nga như một câu chuyện chỉ có trong cổ tích. 
May mắn đã mỉm cười với người con hiếu thảo. Sau gần 7 năm uống thuốc, cha của bà đã khỏi bệnh.

Bà tâm sự: “Mình báo cho bác sĩ mà bác sĩ còn không tin nổi nên đã cho cả hội đồng khám bệnh xuống nhà kiểm tra và xác nhận sự thực. Ai cũng nói đây là một điều kỳ diệu”.

Từ cánh đồng thuốc…

Suốt 7 năm, cùng với việc đi tìm cây thuốc chữa bệnh cho ba, bà Nga cũng đã thử trồng loại thảo dược này trên đồng nhà ở Tây Ninh. Và thật bất ngờ, hoàn ngọc hoàn toàn phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của vùng đất Tây Ninh, nên cây phát triển tốt, chất thuốc ra tốt chứng tỏ hoạt lực đã tăng lên.

Sau khi cha của bà thoát khỏi căn bệnh ung thư nhờ cây hoàn ngọc, bà Nga bắt đầu nghiên cứu, điều chế thử nghiệm hoàn ngọc thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ nấu cao, làm si-rô cho đến làm trà, để phổ biến cho mọi người sử dụng. Bà đem sản phẩm đã điều chế điều chế đi làm từ thiện, tặng cho những người đang bị bệnh, hướng dẫn cách sử dụng và theo dõi, ghi chép lại quá trình chuyển biến bệnh tật của người bệnh trong thời gian dùng thuốc.

Bà Nguyễn Thị Phú ở xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu là một trong những người bị bệnh phổi nặng, ho ra máu, nhưng nhờ kiên trì uống trà hoàn ngọc đã hết ho, da dẻ hồng hào lại. Hàng chục người mắc những căn bệnh hiểm nghèo khác được điều trị bằng trà hoàn ngọc đều có những chuyển biến tích cực như thế. Tác dụng mạnh mẽ của loại thảo mộc tự nhiên này đã vượt xa những lời truyền dân gian về công dụng của nó và thôi thúc bà tìm đến những nhà khoa học của Việt Nam.
Vượt qua thách thức về việc khẳng định giá trị của cây hoàn ngọc, bà Nga tiếp tục mở rộng nghiên cứu, trồng và chăm sóc cây hoàn ngọc trên cánh đồng mẫu lớn
Vượt qua thách thức về việc khẳng định giá trị của cây hoàn ngọc, bà Nga tiếp tục mở rộng nghiên cứu, trồng và chăm sóc cây hoàn ngọc trên cánh đồng mẫu lớn 
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm, phát hiện ra được những chất quý trong y học như Bentulin, Axit Pomolic… có trong cây hoàn ngọc. Đặc biệt những chất này cộng hưởng với nhau lại thành một chất có khả năng kháng khuẩn, chống khối u cao. Đây là một loại chất rất hiếm và hoàn toàn mới được phát hiện trong ngành y học thế giới. Chính vì thế nó được mang tên bà Nga – người đã dày công mang cây này đi nghiên cứu.

Vượt qua thách thức về việc khẳng định giá trị của cây hoàn ngọc, bà Nga tiếp tục mở rộng nghiên cứu, trồng và chăm sóc cây hoàn ngọc trên cánh đồng mẫu lớn, theo dõi thời gian sinh trưởng của cây, rút ra các quy luật về mùa vụ, thời điểm thu hoạch lá, rễ cây để cho tỷ lệ các hoạt chất quý chiếm cao nhất. Riêng phần thu hoạch rễ thì mất đến 7 năm trồng.

Đến Nhà máy Trà hoàn ngọc

Bà Nga quyết định tiến một bước xa hơn nữa là chế biến sản phẩm trà từ cây hoàn ngọc. Bà xây dựng Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về sản phẩm Trà hoàn ngọc. Đề tài này đã được 2 hội đồng cấp Nhà nước chứng nhận và Doanh nghiệp Trà hoàn ngọc 7 Nga – Tây Ninh được Nhà nước hỗ trợ hơn 2,8 tỷ đồng vốn để đầu tư cho Dự án Nhà máy sản xuất trà hoàn ngọc theo tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của quốc tế. 

“Hệ thống này giúp mình lưu giữ tối đa hoạt chất có trong cây hoàn ngọc. Đồng thời hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc”, bà Nga cho biết.

Tháng 8 năm 2004, lần đầu tiên, một sản phẩm của Việt Nam đã vượt qua hơn 100 sản phẩm đến từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để đoạt Giải Nhất Cuộc thi Giải thưởng Công nghiệp Thực phẩm toàn cầu do Hiệp hội Khoa học và công nghệ thực phẩm quốc tế trao, đó là Trà hoàn ngọc Bảy Nga – Tây Ninh.

Đây là sự ghi nhận giá trị của một loại thảo dược tự nhiên của Việt Nam, đồng thời cũng ghi nhận sự nỗ lực tìm tòi, vượt qua mọi thách thức để sáng tạo ra sản phẩm của  một nữ nông, mà tên tuổi giờ đây mãi gắn liền với sản phẩm – bà Bùi Kim Nga.

Bài viết phục vụ “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng”. 

Huân Minh
Bình luận
vtcnews.vn