Ngôi trường Đường Tăng từng theo học Phật pháp

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 11/09/2014 07:08:00 +07:00

(VTC News) - Ngôi trường Phật giáo Nalanda từng nơi mà Đường Tam Tạng hay Đường Tăng theo học vào thế kỷ thứ 7. (Song Ngân)

Nalanda là ngôi trường của Phật giáo, trung tâm giáo dục cao cấp nhất thời cổ đại, được xây dựng đầu tiên trên thế giới. Di tích ngôi trường hiện thuộc tỉnh Bihar, quê hương Phật giáo Ấn Độ.

Nalanda là ngôi trường của Phật giáo, trung tâm giáo dục cao cấp nhất thời cổ đại, được xây dựng đầu tiên trên thế giới. Di tích ngôi trường hiện thuộc tỉnh Bihar, quê hương Phật giáo Ấn Độ.

Nalanda cách trung tâm Patna chừng 90km về phía đông Nam. Ngôi trường trải rộng trên diện tích 14 ha, được xây dựng vào thế kỷ 5 sau công nguyên và hoạt động cho đến năm 1197.

Nalanda cách trung tâm Patna chừng 90km về phía đông Nam. Ngôi trường trải rộng trên diện tích 14 ha, được xây dựng vào thế kỷ 5 sau công nguyên và hoạt động cho đến năm 1197.

Ngôi trường phát triển mạnh mẽ vào thời vua Sakraditya, tuy nhiên cũng có một số ghi chép khác lại vào thời của vua Kumaragupta II.

Ngôi trường phát triển mạnh mẽ vào thời vua Sakraditya, tuy nhiên cũng có một số ghi chép khác lại vào thời của vua Kumaragupta II.

Ngôi trường danh tiếng này là nơi thu hút hàng vạn học giả, sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Tây Tạng, Greater, Iran, Hy Lạp, Indonesia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Ngôi trường danh tiếng này là nơi thu hút hàng vạn học giả, sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Tây Tạng, Greater, Iran, Hy Lạp, Indonesia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Nalanda là ngôi trường đại học đầu tiên và cũng là lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi trường có thiết kế khép kín, gồm có khu giảng đường, thư viện, ký túc xá, hồ nước, công viên...

Nalanda là ngôi trường đại học đầu tiên và cũng là lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi trường có thiết kế khép kín, gồm có khu giảng đường, thư viện, ký túc xá, hồ nước, công viên...

Kiến trúc phức hợp này từng là nơi học tập và trú ngụ cho hơn 987.000 học viên và gần 2000 giáo viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

Kiến trúc phức hợp này từng là nơi học tập và trú ngụ cho hơn 987.000 học viên và gần 2000 giáo viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

Kiến trúc ngôi trường cổ đại này được xây dựng hầu hết bằng gạch đỏ. Tất cả được thiết kế với kết cấu, trang trí tỉ mẩn, cầu kỳ cùng những bức tượng, hình thù trạm trổ độc đáo, kỳ lạ.

Kiến trúc ngôi trường cổ đại này được xây dựng hầu hết bằng gạch đỏ. Tất cả được thiết kế với kết cấu, trang trí tỉ mẩn, cầu kỳ cùng những bức tượng, hình thù trạm trổ độc đáo, kỳ lạ.

Tới năm 1193, quân đội người Hồi giáo chiếm đóng và phá hủy ngôi trường. Nalada đã buộc phải ngừng hoạt động chính thức vào năm 1197.

Tới năm 1193, quân đội người Hồi giáo chiếm đóng và phá hủy ngôi trường. Nalada đã buộc phải ngừng hoạt động chính thức vào năm 1197.

Một số tài liệu ghi chép rằng, khu thư viện của Nalada rộng lớn và chứa nhiều kinh sách tới mức phải sau 3 tháng liên tiếp quân đội Hồi giáo mới thiêu đốt hết.

Một số tài liệu ghi chép rằng, khu thư viện của Nalada rộng lớn và chứa nhiều kinh sách tới mức phải sau 3 tháng liên tiếp quân đội Hồi giáo mới thiêu đốt hết.

Ngôi trường Phật giáo này từng nơi mà Huyền Trang -  Đường Tam Tạng hay Đường Tăng (602 - 664) theo học vào thế kỷ thứ 7.

Ngôi trường Phật giáo này từng nơi mà Huyền Trang - Đường Tam Tạng hay Đường Tăng (602 - 664) theo học vào thế kỷ thứ 7.

Đường Tăng đã từng theo học tại ngôi trường này suốt 15 năm. Cuộc đời danh tiếng của nhà sư đã được tác giả Ngô Thừa Ân viết thành sách Tây Du Ký.

Đường Tăng đã từng theo học tại ngôi trường này suốt 15 năm. Cuộc đời danh tiếng của nhà sư đã được tác giả Ngô Thừa Ân viết thành sách Tây Du Ký.

Huyền Trang là vị cao tăng người Trung Quốc. Là người sáng lập ra Pháp tướng và là một trong bốn dịch giả lớn nhất thời bấy giờ chuyên dịch kinh Phạn ngữ sang tiếng Hán.

Huyền Trang là vị cao tăng người Trung Quốc. Là người sáng lập ra Pháp tướng và là một trong bốn dịch giả lớn nhất thời bấy giờ chuyên dịch kinh Phạn ngữ sang tiếng Hán.

Trường đại học đầu tiên về Phật giáo trên thế giới mang tên Nalanda, nơi Đường Tăng từng theo học và nghiên cứu cách đây 1.400 năm, chính thức hoạt động trở lại trong năm nay.

Trường đại học đầu tiên về Phật giáo trên thế giới mang tên Nalanda, nơi Đường Tăng từng theo học và nghiên cứu cách đây 1.400 năm, chính thức hoạt động trở lại trong năm nay.

Ngôi trường vĩ đại này đã được Trung Quốc, Úc, Singapore và một số quốc gia khác đầu tư tu sửa và chính thức hoạt động trở lại trong năm nay.

Ngôi trường vĩ đại này đã được Trung Quốc, Úc, Singapore và một số quốc gia khác đầu tư tu sửa và chính thức hoạt động trở lại trong năm nay.

Ngôi trường đã nhận 1.132  hồ sơ học viên của trên 40 nước trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Nga và nhiều nước khác.Tuy nhiên, trường mới chỉ tiếp nhận 16 học viên và 10 giảng viên chính thức.

Ngôi trường đã nhận 1.132 hồ sơ học viên của trên 40 nước trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Nga và nhiều nước khác.Tuy nhiên, trường mới chỉ tiếp nhận 16 học viên và 10 giảng viên chính thức.

Trường vẫn đang tiếp tục tuyển trọn những hồ sơ ưu tú. Dự kiến đến năm 2020, Nalada sẽ có đầy đủ các khóa đạo tạo các môn học về triết học, tâm linh, khoa học xã hội cho các bậc học trên đại học như thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường vẫn đang tiếp tục tuyển trọn những hồ sơ ưu tú. Dự kiến đến năm 2020, Nalada sẽ có đầy đủ các khóa đạo tạo các môn học về triết học, tâm linh, khoa học xã hội cho các bậc học trên đại học như thạc sĩ và tiến sĩ.

Bình luận
vtcnews.vn