Ngòi nổ Triều Tiên và "diệu kế" của Trung Quốc

Tư liệuThứ Bảy, 29/05/2010 07:22:00 +07:00

(VTC News) - Trong khi bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục căng thẳng thì những bên “có trách nhiệm” đối với bán đảo Triều Tiên đang làm gì?

(VTC News) - Bán đảo Triều Tiên tiếp tục nóng lên sau những tuyên bố và hành động nhằm trả đũa nhau của cả hai miền, khiến dư luận quốc tế lại một lần nữa xôn xao bàn tán. Trong khi hai miền Nam, Bắc Triều Tiên đang tiếp tục khẩu chiến, thậm chí đã “giơ tay giơ chân”, thì những bên “có trách nhiệm” đối với bán đảo Triều Tiên đang làm gì?

Người Mỹ, Nhật ủng hộ tuyệt đối Nam Hàn trong sự kiện này là chuyện không có gì phải bàn cãi, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức yêu cầu Bình Nhưỡng “xin lỗi” một câu là xong với những chuyến ngoại giao con thoi tất bật.


Trọng pháo của quân đội Triều Tiên ở khu vực biên giới (Ảnh tư liệu: Chosun) 

Đến lúc này Nga mới bắt đầu thong thả vào cuộc bằng một động thái cử phái đoàn chuyên gia sang

Seoul
để thẩm định lại hồ sơ, bằng chứng vụ Cheonan. Tuy nhiên, có vẻ như Mosscow đang phật ý vì sự việc ầm ĩ như vậy mà giờ này Kremlin mới được “thỉnh” tới. Đau đầu nhất lúc này, có lẽ không ai khác ngoài Trung Quốc.


Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang “sách lược” đến
Seoul
?

Ngày 28/5, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đã có chuyến công du tới Seoul để tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Mặc dù chuyến đi này được lên kế hoạch từ tháng 3 và đã được chuẩn bị rất kỹ, nhưng ngoài những mối quan tâm hợp tác ba bên Trung – Nhật – Hàn, cái mà Seoul trông đợi, dư luận quốc tế nhìn vào lại chính là những gì Bắc Kinh sẽ thể hiện đối với tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh hiện nay Bắc Kinh có vai trò lớn hơn
Washington
đối với việc duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Chẳng thế mà Ngoại trưởng Mỹ, Hilary Clinton đã phải tìm mọi cách thuyết phục Trung Quốc có biện pháp thích hợp đối với Bình Nhưỡng trong vụ tàu Cheonan mà cả Mỹ, Nhật, Hàn đều cáo buộc Bắc Triều Tiên là thủ phạm.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hội đàm ngày 28/5/2010 (Ảnh: Yonhap) 

Trung Quốc có quan hệ mật thiết với cả hai miền Triều Tiên, với miền Bắc là anh em đồng chí, với miền Nam là đối tác chiến lược, không thể bỏ được bên nào. Sẽ không thể xảy ra khả năng Bắc Kinh đưa ra một giải pháp “dứt điểm” đối với vấn đề bán đảo Triều Tiên, nhưng Trung Quốc cũng không thể chối bỏ, không muốn chối bỏ vai trò nước lớn của mình trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Chắc hẳn chuyến đi này của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc phải có một “diệu kế” nào đó?

Và đúng như những gì đã dự đoán, chiều ngày 28/5, thông tấn xã Hàn Quốc dẫn phát ngôn từ đại diện Văn phỏng Tổng thống Hàn Quốc cho hay, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khi hội đàm với Tổng thống Lee Myung-bak đã bày tỏ quan điểm rằng, Bắc Kinh sẽ không “bảo trợ” cho bất kỳ quốc gia nào có trách nhiệm trong vụ đánh đắm chiến hạm Cheonan của hải quân Hàn Quốc vào cuối tháng 3 vừa qua.

Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc chưa kết luận Bắc Triều Tiên có phải là thủ phạm đứng sau vụ đắm chiến hạm của Hàn Quốc hay không. Đồng thời, Thủ tướng Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc phản đối bất kỳ hành động nào có thể phá vỡ hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Lĩnh Hàn Quốc tuần tra dọc biên giới trên bộ sát lãnh thổ Bắc Triều Tiên. 

Quan sát những gì hai cường quốc, một ở phương Đông một ở trời Tây đang tiến hành có thể thấy đáp án cho vấn đề Cheonan dường như đã được định hình. Ngay khi Seoul công bố kết quả điều tra hôm 20/5 vừa qua, ngay lập tức Hạ viện Mỹ đã bắt tay soạn thảo Nghị quyết 1382 và đã được thông qua ngày 27/5 với tỉ lệ 411 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Chỉ có điều, nghị quyết lần này không “căng” như những lần trước ngoài yêu cầu Bình Nhưỡng phải xin lỗi, và “hứa không tái phạm”.

Mỹ ủng hộ Hàn triệt để như vậy mà cũng chỉ dừng ở mức “viết kiểm điểm” chứ không có bất cứ “hình thức kỉ luật” nào được đưa ra. Phương án này xem ra rất hợp với những gì Bắc Kinh đang chờ đợi. Có thể là một nghị quyết nhằm vào vụ tàu Cheonan với những lời lẽ “phê bình” chứ không phải khiển trách hay lên án nhằm vào Bình Nhưỡng sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Hai miền “kéo pháo” và sự thận trọng của Tổng thống Lee Myung Pak

Những thông tin về tình hình bán đảo Triều Tiên được cập nhật liên tục và trở thành tâm điểm theo dõi của dư luận khu vực và quốc tế. Đông Á đang thực sự nóng lên sau những tuyên bố, hành động của cả hai phía, nhưng dường như khả năng để bùng phát một cuộc xung đột vũ trang trong lúc này khó có thể trở thành hiện thực.

Binh sỹ Bắc Triều Tiên đang quan sát từ một bốt gác trên khu vực biên giới (Ảnh: Boston). 

Cộng đồng quốc tế theo dõi tình hình bán đảo Triều Tiên hầu hết chỉ qua các kênh thông tấn quốc tế, Hàn Quốc chứ ít thông tin từ phía Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ngày 27/5 thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA có bài xã luận dài trên vạn chữ bác bỏ hoàn toàn những luận điểm mà

Seoul
cáo buộc.

Những luận điểm mà Bình Nhưỡng đưa ra phản bác cáo buộc của Seoul không cần phải qua KCNA, nó thể hiện ngay trong buổi họp báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 24/5 khi các phóng viên “vặn vẹo” và “truy” đến cùng về tính logic và tính chính xác của những bằng chứng mà phái đoàn điều tra do Hàn Quốc đứng đầu đưa ra.

Không dừng lại ở đây, miền
Nam
bắc loa định triển khai tâm lý chiến, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ bắn nát “cái loa rè”.
Seoul
dọa cắt mọi viện trợ, ngừng mọi quan hệ giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng.
Đáp lại ngày 27/5 Bắc Triều Tiên quyết định phong tỏa mọi tuyến đường biên giới được mở phục vụ khu công nghiệp Kesong, cắt đứt mọi đường dây nóng sử dụng trong tình huống xảy ra căng thẳng trên biển giữa hải quân hai miền. Quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nông dân Triều Tiên lại được kêu gọi bắt tay vào chiến dịch “thi đua canh tác, bảo vệ Triều Tiên”.

Hệ thống loa tuyên truyền trong chiến dịch tâm lý chiến mà Hàn Quốc phát động để chống Triều Tiên (Ảnh: Yonhap).

Một kế hoạch trừng phạt Bình Nhưỡng đã được Seoul “ấp ủ” hai tháng nay dự kiến sẽ đưa ra Liên Hợp Quốc vào tuần tới. Lee Myung Pak đặc biệt thận trọng trong những phản ứng với miền Bắc, nội dung của kế hoạch trên vẫn còn nhiều biến số bởi nó phụ thuộc chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo sang Seoul ngày hôm qua 28/5, và kết quả hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong 2 ngày sau đó thế nào.

Nếu không nhận được sự đồng thuận của Bắc Kinh và Moscow,
Seoul
sẽ phải “bẽ bàng” ôm cái kế hoạch ấy về. Việc Trung Quốc chấp nhận hoàn toàn yêu cầu của Hàn Quốc dường như là điều không thể.

Những ngày tới, hai miền tiếp tục đấu khẩu, diễu võ dương oai phô diễn sức mạnh thì không vấn đề gì, nhưng “khai hỏa” lại là chuyện khác. Đó là điều cả Mỹ, Nhật, Trung Quốc đều không hề mong muốn và sẽ thực hiện mọi nỗ lực năng để ngăn chặn điều đó.

Tuy vậy, dư luận quốc tế vẫn lo ngại có thể xảy ra xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên nếu cả hai miền không thể giữ được kiềm chế và có hành động đơn phương làm tổn hại cho nhau. Đặc biệt là khi Hàn Quốc đang triển khai chương trình chiến tranh tâm lý bằng việc khởi động chương trình phát thanh kéo dài 4 tiếng, được phát đi 3 lần mỗi ngày mang tên “Tiếng nói tự do”.

Những thông tin khác:





 

Hồng Vũ

Bình luận
vtcnews.vn